Nhà tưởng niệm nỗi nhục của báo chí

Nguyễn Đình Đăng

Trận đánh Chernobyl” là nhan đề bộ phim tài liệu sản xuất năm 2007 nói về tai nạn hạt nhân lớn nhất trong lịch sử do con người gây ra. Đó là vụ nổ lò phản ứng tại nhà máy điện nguyền tử (NMĐNT) Chernobyl (Ukraine) xày ra vào ngày 26/4/1986. Vụ nổ đã khiến hơn 40 ngàn dân trong vùng giáp nhà máy bị nhiễm bụi phóng xạ gấp 100 lần phóng xạ của hai quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản, và mây phóng xạ lan khắp châu Âu. Ngoài những tai hoạ khủng khiếp do phóng xạ gây ra, bộ phim còn phát hiện một “nguyên tố” nguy hiểm không kém các nguyên tố phóng xạ như iodine 131, hay cesium 137. Nguyên tố đó có tên là Lie 86 (Dối trá năm 1986). Trong lời giới thiệu của bộ phim có đoạn: “Dựa trên những tài liệu tối mật quốc gia chỉ mới được tiết lộ vào thập niên 1990 khi Liên Xô sụp đổ, bộ phim đã phát giác một sự che giấu có hệ thống sự thật của thảm họa, bao gồm cả khả năng xảy ra một vụ nổ thứ hai do magma nóng chảy trong lò gây ra, mà đám mây phóng xạ có thể biến toàn châu Âu thành vùng đất không thể sinh sống được. Cố gắng của nhà nước Xô Viết nhằm ngăn chặn tai họa này đã kéo dài hơn 7 tháng và đã phải hy sinh số phận của hàng ngàn binh sĩ, thợ mỏ và các công nhân khác.”

Có những người dường như đã vô tình hay hữu ý mà quên mất điều này khi cố cho rằng tai nạn do trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 gây ra tại NMĐNT Fukushima 1 (Nhật Bản) cũng trầm trọng như thậm chí còn hơn thảm hoạ Chernobyl, mặc dù, cho đến giờ, xếp hạng của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đối với tai nạn tại Fukushima vẫn ở mức 5 (Tai nạn gây hậu quả rộng hơn), tức kém mức độ nghiêm trọng do thảm hoạ Chernobyl gây ra tới 100 lần (mức 7, tai nạn trầm trọng, mức cao nhất) *).

Nhiều tin tức và bình luận giật gân của báo chí trên toàn thế giới trong hơn 3 tuần qua, kể từ sau  khi xảy ra trận đại động đất và sóng thần tại vùng Đông Bắc Nhật Bản, đã khiến không ít người Nhật và người ngoại quốc … bám trụ ở lại nước Nhật cảm thấy phiền lòng. Một blogger người ngoại quốc sống tại Nhật thậm chí đã mở một trang wiki có tên “Nhà tưởng niệm nỗi nhục của báo chí” để liệt kê và xếp hạng tồi tệ những bài báo liên quan tới trận động đất vừa qua. Theo blogger này, những bài báo và nhà báo tồi tệ là những bài báo / nhà báo đã góp phần

– kích động hoảng loạn trong dân chúng trên toàn cầu về năng lượng hạt nhân (bất kể là ủng hộ hay chống đối)

– kích động hoảng loạn trong dân chúng trên toàn cầu về “Trời ơi, hạt nhân nguyên tử, chúng ta sắp chết hết đến  nơi rồi!”

– gây hoang mang cho gia đình, những người thân, bạn bè của những người ngoại quốc hiện sống  tại Nhật. Một số người ngoại quốc đã phải rời Nhật Bản không phải vì họ lo sợ nguy hiểm, mà chỉ vì phải làm yên lòng gia đình, người thân của họ ở quê nhà, luôn giục giã họ phải bỏ nước Nhật chạy đi … lánh nạn.

– gây thiệt hại về kinh tế cho Nhật Bản vì đã khiến các công ty nước ngoài rút nhân viên của họ về nước, thậm chí đóng cửa các cơ sở tại Tokyo vì sợ … “phóng xạ”.

– mô tả và đánh giá người Nhật một cách sai lầm theo khuôn mẫu lười nhác của mình.

Trên cơ sở đó, trang web đã đưa ra 11 mức từ 1 đến 11 theo thứ tự tăng của độ vi phạm để xếp hạng tồi tệ của các bài báo:

1 – 2: Không cố tình mà chỉ dựa trên thông tin không tốt nhưng có vẻ có lý;

3 – 4: Không có ác ý, mà chỉ do hiểu sai tình huống;

5 – 6: Báo cáo mà không kiểm tra lại những sự kiện có thể dễ dàng kiểm tra do lười nhác hơn là có ác ý, hoặc viết một bài báo vặt vãnh ngu xuẩn trên nền bi kịch của nhân loại;

7 – 8: Không kiểm tra sự kiện, đăng tin đồn thay cho sự kiện, kể các chuyện giật gân thay cho sự thực;

9: Gây hoang mang, sợ hãi;

10: Gây hoang mang một cách điên loạn kèm thành kiến về chủng tộc/văn hoá/chính trị;

11: Ma giáo.

Trong số các hãng truyền thông và nhà báo bị trang web này xếp hạng tồi tệ nhất (hạng 10) có các kênh truyền hình và nhà báo của Pháp như TF1, France 2, AFP, Anh như Daily Telegraph, Hoa Kỳ như CNN, v.v.

Dựa trên bảng xếp loại trên đây, bạn đọc cũng có thể xếp hạng truyền thông trong nước liên quan tới vụ động đất và sóng thần ở Nhật. Theo chủ quan của tôi, nhiều bài đăng trên các phương tiện truyền thông Việt Nam dễ dàng rơi vào một trong các mức từ trung bình trở lên (từ 5 tới  9), đặc biệt là những bài dịch lại một cách mù quáng các bài đăng trên các báo ngoại quốc của Pháp, Trung Quốc, v.v. ví dụ như bài “Nhật còn 48 giờ để tránh một Chernobyl?” (đăng tại Vietnamnet ngày 17/3/2011). Bài này và nhiều bài khác trên báo chí Việt nam cộng với sự im hơi lặng tiếng của các “chuyên gia” về NMĐNT của Việt Nam hay “bình loạn” của một số người đã buộc tôi phải viết bài “Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai”, mặc dù cho đến trước ngày 11/3/2011, cũng như nhiều người khác, tôi còn chưa biết cái lò phản ứng tại Fukushima mặt mũi ra sao [1].

Trang wiki nói trên còn nêu tên các anh hùng trong trận động đất. Trong số các anh hùng đó có

– các công nhân tại NMĐNT Fukushima,

– binh lính lực lượng phòng vệ Nhật Bản,

– lính cứu hỏa,

– các y bác sĩ, hộ lý, những người tình nguyện giúp người bị nạn,

– toàn thể nhân dân Nhật Bản,

– Miki Endo, 25 tuổi, nữ nhân viên của Ban Xử trí Khủng hoảng thuộc Toà thị chính thành phố Minami Sanriku, đã hy sinh tính mạng của mình để cứu sống 7000 dân. Thành phố Minami Sanriku có tất cả 17000 dân. Mười ngàn trong số họ đã bị sóng thần cuốn đi. Miki đã không rời vị trí của mình trước microphone tại Toà Thị chính thành phố để thông báo liên tục vào loa truyền thanh cho nhân dân chạy đi lánh nạn, cho đến khi sóng thần đen ngòm bao trùm lên toàn thành phố, ập vào toà thị chính cuốn Miki đi. Ông Taeza Haga, 61 tuổi, một trong số 7000 người được tiếng nói của Miki Endo cứu sống, đã kể lại cho mẹ của Miki rằng, ngay sau khi nghe thấy tiếng Miki thông báo, ông đã nhảy vào xe hơi của mình và phóng thẳng lên chỗ cao lánh nạn. “Suốt trên đường chạy, tôi đã nghe thấy tiếng cuả cháu”, ông nói. Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm thấy xác của Miki. Bạn có thể nghe tiếng của Miki Endo tại đây.

– Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, người đã không bỏ nước Nhật chạy, mà ngược lại, chạy đến đứng cạnh thủ tướng Nhật Naoto Kan trong giờ phút nước Nhật cần sự giúp đỡ. Trong lời cảm ơn, Naoto Kan đã nói với Sarkozy câu ngạn ngữ Nhật Bản “Người bạn đến trong ngày mưa là người bạn đích thực” (雨の時に集まってくれる友こそ、真の友).

– Takeshi Hirata, một chính trị gia địa phương thuộc thành phố Oofunato, tỉnh Iwate. Ông Hirata đã qua đời 9 ngày trước khi xảy ra trận động đất và sóng thần 11/3/2011 nhưng ông đã cứu sống 71 học sinh trường tiểu học Okirai thoát chết. Khi còn sống, Hirata đã liên tục đấu tranh đòi chính quyền địa phương cấp 4 triệu yen (47,600 USD) để xây một lối thoát hiểm khẩn cấp từ tầng 2 của trường tới vách đá gần nhất để tránh sóng thần. Cuối cùng lối thoát hiểm đã được xây xong vào tháng 12 năm 2010. Nhờ lối thoát hiểm này mà 71 đứa trẻ đã kịp chạy được lên núi, trước khi sóng thần ập tới cuốn bay cả lối thoát hiểm đi.

*

Sáng nay Trung tâm Máy gia tốc Nishina của RIKEN họp đầu năm tài chính. Chúng tôi đứng im lặng cúi đầu 1 phút mặc niệm các nạn nhân của trận động đất và sóng thần. Trong lời phát biểu mở đầu cuộc họp, giám đốc trung tâm Hideto En’yo nói: “Có lẽ một số trong chúng ta hơi sững sờ trước cảnh hàng ngàn người ngoại quốc bỏ nước Nhật chạy. Chúng ta nên thông cảm với họ. Chính chúng ta cũng đã từng làm như vậy sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Hoa Kỳ. Còn đối với những người ngoại quốc đã ở lại với chúng ta, chúng ta biết ơn họ”.

Trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản đã khiến thế giới kinh ngạc trước thái độ bình tĩnh và tự trọng, nói tóm lại là liêm sỉ của người Nhật – một phẩm chất cao quý mà thiếu nó xã hội này sẽ chỉ còn chỗ cho sự sa đọa. Dường như phẩm chất đó được mọi người Nhật coi là lẽ tự nhiên, từ những người bình thường như cô gái Miki Endo, tuổi chỉ trạc tuổi con trai tôi, mà sự hy sinh của cô đã khiến không ít người, trong đó có tôi, ngộ ra sự tầm thường bé nhỏ đến vô nghĩa của những gì mà mình từng lầm tưởng là “vĩ đại”  trong cuộc đời này. Tại một số nước “đang phát triển” hiện nay, khi đồng tiền – cái thứ mà Shakespeare [2] từng gọi là con đĩ của toàn nhân loại – đã khiến không ít người trở nên hợm hĩnh mà tuyên bố rằng: “Cái gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”, hành vi của những người như Miki Endo là một câu trả lời rõ ràng: “Tiền không mua được liêm sỉ”. Phải chăng chỉ đến khi nào mỗi chúng ta đều hành xử theo liêm sỉ, theo lương tâm của mình, thì mới không còn những trang wiki kiểu như đã nói đến trong bài này, và những nhà tưởng niệm nỗi nhục của báo chí cũng như của các lĩnh vực khác như chính trị, giáo dục, khoa học, v.v., hay những nguyên tố phóng xạ kiểu Lie 86, cũng sẽ theo nó mà biến mất?

Ở Tokyo hoa anh đào lại bắt đầu nở rực rỡ khắp nơi. Những đốm hoa trắng bừng lên dưới vòm trời Tự Do xanh ngắt. Còn ở Hà Nội quê hương tôi ngày hôm nay, một người đồng niên với tôi, ông Cù Huy Hà Vũ, tiến sĩ luật khoa từ Đại học Sorbonne, vừa bị kết án 7 năm tù chỉ vì đã công khai phát biểu ý kiến của mình về tự do và dân chủ [3].

Tokyo 4/4/2011


*) Chú thích ngày 13/4/2011: Một tháng sau khi xảy ra động đất và sóng thần, ngày 11/4/2011 chính phủ Nhật đã nâng đánh giá tai nạn tại NMĐNT Fukushima 1 lên mức 7 – mức cao nhất, bằng mức của thảm hoạ Chernobyl. Tuy nhiên Phó Tổng Giám đốc Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng nhận định rằng tai nạn tại Fukushima rất khác tai nạn tại Chernobyl. Ông nói rằng “tại Chernobyl lò phản ứng đã phát nổ trong khi đang hoạt động, còn tại Fukushima các lò phản ứng đã được ngừng khi động đất xảy ra, và các buồng áp suất không bị nổ.” Ông cũng nói “chính phủ Nhật đã cung cấp cho IAEA các số liệu đáng tin cậy và ông ủng hộ kết quả phân tích của Nhật Bản rằng độ phóng xạ tổng cộng chỉ bằng 10 phần trăm so với độ phóng xạ của tai nạn Chernobyl“.

[1] Bài viết tôi đăng trên blog cá nhân của mình sau đó đã được một số báo trong nước copied lại, dĩ nhiên là kèm theo cả lỗi trong bản đầu tiên. Tôi đã liên hệ với các báo đăng bài của tôi đề nghị họ sửa lại.  Tất nhiên, tôi không thể nào liên hệ với tất cả các bloggers đã copied bản đầu tiên với yêu cầu tương tự. Vì thế, nhân đây đề nghị các bloggers, sau khi đọc bài này, hay upload lại bài viết nói trên của tôi dùng bản đã được hiệu đính hiện posted tại

https://nguyendinhdang.wordpress.com/2011/03/18/fukushima-1-khong-phải-la-chernobyl-thứ-hai/

[2] William Shakespeare từng viết về đồng tiền như sau trong Timon of Athens:

This yellow slave

Will knit and break religions, bless the accursed;

Make the hoar leprosy adored, place thieves

And give them title, knee and approbation

With senators on the bench: This is it

That makes the wappen’d widow wed again; (…)

Thou common whore of mankind, that put’st odds

Among the rout of nations.

Tạm dịch nghĩa:

Tên nô lệ màu vàng này

Sẽ trói buộc và đập vỡ mọi tôn giáo, phù hộ điều nghê tởm;

Làm cho con điếm hủi trở thành kẻ được ngưỡng mộ,

Đề cao những tên kẻ cắp,

Phong cho chúng danh hiệu, sự công nhận, và lòng kính trọng

Ngang hàng với các nghị sĩ đang yên vị.

Đó là thứ khiến mụ goá béo có thlại lấy được chồng ; (…)

Mi, con điếm thô tục của toàn nhân loại,

Kẻ gây xung đột trên con đường của mọi dân tộc.

[3] Xem Nguyễn Đình Đăng, “Phiên toà kangaroo“.

28 bình luận to “Nhà tưởng niệm nỗi nhục của báo chí”

  1. Hương (HN) Says:

    Bravo Đăng!

  2. Khanh Thu Says:

    Nhìn góc độ chia sẻ thì bài viết của anh Đăng là cần thiết trong thời điểm nhạy cảm này để nhằm mục đích chia sẻ và xoa dịu bất an lo lắng về vấn đề nhà máy điện NT Fukushima . Nhưng nhìn ở góc độ bài của anh nhằm lên án giới báo chí về việc đưa thông tin không chính xác thì đến đoạn cuối bài viết của anh anh lại đi vào “vết xe đổ” của họ. Anh cho là họ thiếu thông tin, không hiểu biết tình hình của nhà máy điện NT Fukushima nên đã đưa các thông tin sai lệch. Còn anh ngồi xót xa cho ông Cù Huy Hà Vũ bởi anh cũng thiếu thông tin và không hiểu hết về tình hình thời thế, bản chất vụ việc. Điểm này anh bị mâu thuẫn.

    Trong lúc khó khăn cần đề cao và chia sẻ những tinh thần và hành động cao cả để gần gũi nhau hơn, nhìn nhận vấn đề tích cực và tươi sáng hơn để làm động lực vượt qua khó khăn hơn là ngồi phê phán bóc tách cái khó khăn ra để trách móc,lên án làm phức tạp vấn đề lên, nếu bóc tách để giúp đưa ra được hướng giải quyết tốt hơn thì hãy nên làm.

    Theo tôi mỗi nước đều có quan điểm, nhận thức và cách hành xử khác nhau trong những hoàn cảnh không giống nhau. Nhìn bề ngoài có thể bạn thấy hình thức có vẻ na ná nhau nhưng bản chất thực sự hoàn toàn khác nhau vì vậy cách nhìn nhận và hành xử cũng không thể giống nhau. Ví von cho đơn giản hơn: Cùng giống nhau đều làm “ người chồng” nhưng anh không thể đứng ở cương vị ông chồng của vợ anh mà lại phát ngôn,thể hiện, hành xử như là ông chồng của người khác. Nếu tôi đứng trên quan điểm người Việt tôi có thể phân tích ra những “cái tích cực” logic theo cách nhìn và cách hành xử kiểu Việt nam đồng thời bóc tách ra những cái “chẳng ra gì” trong quan điểm và cách hành xử của các nước khác. Nhưng nếu tôi đứng trên quan điểm của 1 người nước khác thì tôi cũng có thể phân tích ra những “cái hay và tích cực” logic theo cách hành xử của nước đó đồng thời bóc tách ra những “cái chẳng ra gì (ko hợp lý)” của cách hành xử của người Việt hay của nước mà tôi đang không đứng trên cương vị đó. Đâu cần cứ phải bóc tách và ngồi phát xét 1 cách phiến diện mới thể hiện là chúng ta có chính kiến hay đâu phải cứ im lặng “nhịn nhục” là chấp nhận. Thay vì những cái đó chúng ta cần phải biết cách thấu hiểu và cảm thông nhiều hơn. Phải biêt cái gì nên làm hay chưa nên làm hay không nên làm trong thời điểm đó. Mấy ông bà Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ… là những người đã đưa ra quan điểm không đúng thời điểm, tự biến mình thành những kẻ nổi loạn nên nhận những rắc rối về mình cũng là điều dễ hiểu. Trong hoàn cảnh này là họ “dại” chứ không phải “khôn khéo và sáng suốt” mà đáng ra con người có nhiều học thức như họ phải hiểu.

    Ranh giới giữa đúng và sai cũng rất mong manh. Chẳng có cái gì là tuyệt đối cả. Cách hành xử này có thể đúng ở hoàn cảnh này nhưng lại là sai ở hoàn cảnh khác, chưa kể trong cùng 1 hoàn cảnh nó vừa có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Bất kể chế độ nào cũng có những chính sách, biện pháp và cách hành xử nhằm duy chì và bảo hộ bộ máy “thống tri” đồng thời cũng phải lựa dần cho phù hợp thời thế.

    Cái nhìn của thế giới về các đời Tổng thống và Chính phủ của Hoa Kỳ đều cho rằng có hình bóng của chính sách “diều hâu” nhưng tôi dám chắc chắn 1 điều những vị tổng thống đó đủ thông minh để hiểu rằng cần phải có chính sách đối ngoại “hòa bình” thì sẽ được lòng dân và được lòng các nước khác hơn nhưng họ không bao giờ hành động được theo lý chí mách bảo đó vì họ còn bị điều phối và chịu áp lực từ nhiều thế lực và quyền lợi khác. Họ phải hành động cho phù hợp để duy chì và bảo hộ cái bộ máy mà họ đang được chỉ định điều hành. Họ cũng đâu được lòng dân đâu.

    Hay những điều khen, chê ông Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy qua chuyến thăm Nhật bản như: “là người bạn tốt” khi thăm Nhật lúc khó khăn hay theo góc nhìn khác là vì “..quan tâm lợi lộc vì Pháp đứng đầu trong sử dụng điện nguyên tử…”hay ông ta là đại diện cho phe đầu tiên khơi mào cho chiến dịch quân sự nhằm vào Libya nên ông ta cần có hành động khác để xoa dịu và lấy lòng cũng là dễ hiểu. Theo tôi ông ta là người khôn khéo biết tận dụng tình hình thời cơ để hợp thức hóa mọi việc cho mục đích mong muốn. Và hơn cả là ông ta có “thế” của ông ta chứ không phải “điếc không sợ súng” như mấy ông bà nổi loạn trên.

    Về báo chí thì ở đất nước nào chẳng có loại này loại nọ. Có thể do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết hay vì 1 mục đích gì khác nữa mà họ vô tình hoặc cố tình làm cho nó trầm trọng hơn. Những kiểu thông tin như vậy cũng đáng phải lên án chứ không riêng gì ở Việt nam.

    Tóm lại trong mỗi hoàn cảnh và thời điểm chúng ta cần suy xét để nhìn nhận vẫn đề khách quan hơn, để hành động hay phát ngôn đúng lúc đúng chỗ hơn, mang mục đích phù hợp hoàn cảnh và nhằm chia sẻ nhiều hơn. giúp cải thiện tình hình hơn là ngồi lên án làm cho nó rắc rối hơn.

    • Khải Says:

      Về bác Cù thì tôi nghĩ thế này. Tạm không bàn đến việc làm của bác ấy là đúng hay sai, hợp thời hay không hợp thời. Đơn giản là bác ấy không phạm luật. Thế thôi !

    • Ayha Says:

      Comment còn hay hơn cả entry, vấn đề là Tiến sĩ đã hiểu chuyện gì đang xảy ra không? và Tại sao nó lại xảy ra như vậy?
      – Chẳng có 1 thể chế chính trị nào là ko có khiếm khuyết
      – Chẳng có một bộ máy nào không cố sức bảo vệ chính bản thân nó cả
      Tôi dị ứng nhất với việc Người nghiên cứu khoa học phán xét về chính trị, và đặc biệt, thấy buồn cười khi một vài vị ở hải ngoại, nước ngoài phán xét về Việt Nam với lượng thông tin nhỏ giọt. Trí tuệ không nằm ở việc nhận ra vấn đề, 1 người nông dân cũng nhận ra được điều đó, nếu không giải quyết được, hãy tỏ ra thông cảm! Người làm khoa học, thực tâm quý giá nhất là 2 chữ thật thà và bản tính KHÔNG NÓI NHIỀU! Thân chúc các vị sống khỏe và làm tốt những điều mình cần làm.

  3. Nguyễn Đình Đăng Says:

    Mời bạn đọc xem video và đọc bài tại đường link dưới đây về Miki Endo – cô gái 25 tuổi đã hy sinh tính mạng mình đê/ cứu sống 700 dân:
    http://noxrpm.com/post/3878058545/the-embedded-video-clip-lasts-a-scant-10-seconds

    Dưới đây là bản dịch tiếng Việt do tôi thực hiện:

    Đoạn video clip kèm đây dài 10 giây ghi lại tiếng nói của Miki Endo được phát trên đài truyền thanh, kêu gọi công dân mau chạy đi lánh nạn. Miki Endo là nữ nhân viên 25 tuổi của Ban Xử trí Khủng hoảng thuộc Toà thị chính thành phố Minami Sanriku, một trong những thành phố bị tàn phá nặng nền nhất trong tỉnh Miyagi: 10,000 trong số 17,000 dân của thành phố này đã bị sóng thần cuốn đi.

    Rất nhiều người trong số những người còn sống đã thoát chết nhờ tiếng nói của Miki. Theo tờ Mainichi Shimbun, Miki đã không rời microphone để người dân cuối cùng cũng nghe được lời kêu gọi của cô, ngay cả khi những con sóng đen ập lên thành phố. Một nhân viên cùng làm với Miki nói với mẹ Miki rằng anh ta đã trông thấy Miki bị sóng cuốn đi.

    Ông Taeza Haga, 61 tuổi, nghe thấy tiếng Miki, đã nhảy vào xe mình và chỉ còn cầm chiếc điện thoại di động trên tay. Ông ta kịp phóng xe lên chỗ cao tại Minami Sinriku, từ đó ông đã nhìn thấy nhà cửa bị sóng thần nhấn chìm. Gặp mẹ của Miki Endo đầy lo âu đứng trước danh sách những người sống sót, ông Haga đã nắm tay mẹ Miki Endo và nói: “Tôi đã nghe thấy tiếng cuả cháu trên suốt con đường tôi chạy lên đây.”

    Những câu chuyện như vậy nảy nở trên khắp nước Nhật, khích lệ và làm chúng ta xúc động ngay cả trong lúc hỗn loạn không tưởng tượng nổi. Thậm chí tôi đã được xem một đoạn video ghi lại cảnh trong một hiệu bán ramen (mì nước) tại Roppongi (Tokyo). Ông chủ hiệu đã cố sức giữ an toàn cho khách trong khi cửa hiệu của ông bị rung lắc tưởng chừng như sắp đổ sập xuống. Ngay trong khoảnh khắc hoảng loạn giữa sống và chết đó, thực khách vẫn không quên để lại tiền ăn trên bàn trước khi chạy khỏi hiệu [1]! Danh dự công dân lạ thường của người Nhật và tổ chức xã hội của họ đã khiến tôi cảm thấy rất xấu hổ trước văn hoá của dân tôi: từ những sinh viên đại học như Alexandra Walace [2], tới các chính trị gia như Dan Turner [3] – bí thư báo chí của thống đốc bang Mississippi Haley Barbour hay các cầu thủ bóng rổ như Cappie Pondexter [4] – những người dường như coi thảm hoạ tại Nhật Bản như một dịp để họ phun ra tinh thần phân biệt chủng tộc mà họ đã nung nấu bấy lâu hoặc để đánh bóng tên tuổi họ.

    Cái khung sắt màu đỏ trong đoạn video YouTube trên đây là những mảnh còn sót lại của toà nhà nơi Miki Endo phát đi tiếng nói cuối cùng của cô, một cô gái ở lứa tuổi 20 xinh đẹp. Không một lời bình phân biệt chủng tộc hay một lời châm biếm chua cay của bất kỳ những kẻ đáng ghê tởm từ bất cứ nước nào có thể cướp đi sinh mạng những người cô đã cứu sống: những người rất đáng quý. Dù đã chết thảm lúc đang xuân, cô – người lính gác đẹp đẽ – đã sống một cuộc đời có ý nghĩa nhất. Quý vị hãy kể cho nhau nghe di sản của cô.

    ————————-
    [1] Chú thích của ND: Một bà bạn Nhật của tôi kể lại rằng lúc xảy ra động đất ngàY 11/3/2011, bà đang ngồi ăn với mấy người bạn tại một restaurant trong thành phố của bà nằm ở ngoại ô Tokyo. Thực khách vội vã chạy hết không kịp trả tiền. Tuy nhiên, sau khi động đất ngừng, chiều tối hôm đó tất cả những thực khách này đều đã lục tục quay lại restaurant để thanh toán tiền ăn mà trong lúc chạy động đất họ chưa kịp trả.

    [2] Nữ sinh đại học California tại Los Angeles (UCLA) đã đăng trên YouTube đoạn video trong đó cô ta gọi các sinh viên châu Á học tại UCLA là “bầy người Á châu không biết cách hành xử kiểu Mỹ”.

    [3] Dan Turner đã phải từ chức sau khi gửi một email cho các đồng nghiệp trong đó có đoạn: “Otis Redding sau khi chết đã được một đĩa vàng thu âm cho bài “Sitting on the Dock of the Bay (Đĩa này hiện không gây chấn động lớn tại Nhật)”.

    [4] Hậu vệ đội bóng rổ New York Liberty Cappie Pondexter đã phải xin lỗi vì phát ngôn vô cảm của mình trên Twitter, khiến rất nhiều cư dân mạng nổi dóa. Cô ta đã viết như sau: “Thế nếu đó là Chúa Trời đã chán khi thấy chúng nó đối xử với nhau như thế nào trên chính đất nước của chúng nó thì sao? Chúa Trời đã không lầm đâu! Chúng nó đã gây ra trận Trân Châu cảng và bây giờ thì đáng kiếp chúng nó (Nguyên văn: Các vị không thể đợi một cái gì ít hơn thế).

  4. pham tuong can Says:

    Nhờ bác Đăng một chút.

    Bác VIỆN là ai nhỉ? Bác xúi trẻ con ăn gì đấy? Mấy anh hùng mà bác dẫn thực chất là lũ bán nước mới (sachhiem.net/). Giáo hóa dân chúng phải bắt đầu bằng phẩm hạnh của TRÍ THỨC. Bác định phá cái cũ để xây cái gì? Bác mở to mắt nhìn BĂC PHI.

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      Giả sử bác Viện cũng hỏi tôi câu tương tự: “Phan tuong can là ai nhỉ?” thì bạn nghĩ câu trả lời của tôi sẽ như thế nào? Tôi biết gì về bạn ngoài nickname và những phản hồi bạn để lại trên blog của tôi? Mà giả sử tôi có biết gì về bạn đi chăng nữa thì liệu tôi có nói cho một người tôi chưa hề quen biết không? Cho nên, nếu người nào đó có website thì bạn có thể xem các thông tin về họ trên đó (ví dụ như website của tôi). Nếu website được viết bằng thứ tiếng bạn chưa biết, bạn vẫn có thể dùng Google translator để dịch, không chỉnh, nhưng cũng tạm hiểu được. Còn những gì người ta đã không công khai thì đó thuộc về thông tin riêng tư, mà theo luật của nhiều nước văn minh dân chủ (như luật bảo vệ thông tin cá nhân của Nhật Bản chẳng hạn), thì không ai có quyền tiết lộ nếu không muốn ra toà, có thể bị kết tội hình sự và chịu phạt tới 300,000 yen (3,527 USD) (Xét xử đàng hoàng công khai, chứ không phải kiểu án con cóc hay án chuột túi đâu).

      Bác Viện, cũng như bạn, là một trong những độc giả ghé xem blog của tôi và để lại phản hồi. Như bạn đã có thể thấy, bác Viện có trang web tại đây http://www.hanoiparis.com/. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác Viện tại trang web đó.

  5. Hong Says:

    Kinh thua Tien Si,

    Toi nghe noi nuoc Nhat mới bị earthquake va Tsunami 3 feet ngay tai vùng vua bị Tsunami thang qua…
    Toi mong nuoc Nhat tai qua nạn khỏi, luc nao cũng van minh , moi nguoi đều biet tới để họ biet good discipline, good ethics, integrity của nguoi Nhat.
    2 ngay truoc toi ddoc Readers’ Digest thay họ nhac đến Mongol invasions of Japan (now famous kamikaze).

  6. Anhbasam Điểm Tin thứ Tư, 06-04-2011 « doithoaionline Says:

    […] Nhà tưởng niệm nỗi nhục của báo chí (Nguyễn Đình […]

  7. Đức Quang Says:

    Anh Đăng xưa nay vẫn luôn xả stress như vậy, tựa như việc công ty điện lực Tokyo thi thoảng buộc phải cho xì ra để khỏi căng bụng sinh bệnh.

    Điều ngạc nhiên là trong khi xả stress anh Đăng luôn làm hai việc thừa: thần tượng thái quá thành quả mà người ngoài dày công vun đắp; tưng tửng so sánh nó với cái kết cục mà chúng ta ít dấn thân trăn trở.

    • Thanh Says:

      Bạn Quang,

      Bạn vừa làm một ví von bộc lộ sự vô cảm của mình trước nỗi đau khổ của 128 triệu người Nhật. Bạn có hiểu được điều gì sẽ xày ra nếu công ty điện lực Tokyo không xì khí ra ngoài lò phản ứng không? Khi đó toàn bộ lò sẽ nổ, tai hoạ sẽ còn khủng khiếp hơn rất nhiều. Khi đó không chỉ người Nhật khổ sở thêm, mà chí ít việc đám mây phóng xạ lan tới Việt Nam sẽ chẳng còn là tin đồn nữa mà sẽ là sự thật. Người Nhật hiện đang chống chọi với tai họa do thiên nhiên gây ra không những là để cứu mình mà còn để ngăn chặn tai hoạ cho cả thế giới.

      Còn về cái sự thừa thì bạn nói trúng rồi đó. Có những thứ trên đời này là cần cho người này, nhưng lại là thừa đối với người khác. Ví dụ: những người quen ăn sạch thì luôn phải mang thuốc đau bụng bên mình khi đến những nơi có nhiều thức ăn bị ô nhiễm, còn đối với những người đã miễn dịch với đồ ăn bẩn thì thuốc đau bụng là thừa.

  8. Nguyễn Việt Sơn Says:

    Anh Đăng,

    Tôi đọc được tấm lòng và rất tâm đắc với bài viết của anh. Chỉ có một chỗ nói về Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thì tôi không hoàn toàn đồng ý lắm. Theo tôi Pháp đến Nhật không phải chỉ vì “tình hữu nghị” mà phần chính là quan tâm và lợi lộc cho chính họ vì Pháp là nước đứng đầu về sử dụng năng lượng nguyên tử (78% tổng điện lượng quốc gia).

    Tôi cũng phần nào đồng ý với bạn winwin. Theo tôi, chúng ta không nên và không cần phải nói huỵch toẹt về chuyện Việt Nam ta. Chỉ cần nói chuyện người là đủ để ngẫm đến mình. Tôi cũng muốn góp ý với bạn winwin về việc bạn khâm phục người Nhật Bản đương đầu với thiên tai nhưng lại thất vọng với vụ rò rỉ nguyên tử vì, theo tôi, bạn biết rằng lò nguyên tử không phải tất cả là do người Nhật xây dựng mà có do người Nhật xây dựng đi nữa thì cũng là các tập đoàn tư bản đa quốc gia và, như anh Đăng đã trình bày, các tin bạn nghe và đọc được phần lớn đều phục vụ cho một mục đích nào đó (multiple agendas). Cho nên “nói thế nhưng không phải nhất định phải như thế”. Khi so sánh chúng ta nên so sánh một cách tương đối nghĩa là so sánh cách ứng xử của người Nhật so với các dân tộc khác trong một tình huống quá đặc biệt như hiện nay (sự cố do thiên tai chứ không phải do con người).

    Cũng cần nói thêm rằng, tính đến ngày 5 tháng 4, 2011, tai nạn tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima được Ủy Ban Nguyên Tử Quốc Tế xếp hạng 5 tính trên mức độ nguy trọng nhưng Pháp, Phần Lan, và Mỹ đã, mặc dù không chính thức, xếp Fukushima vào hạng 6 nghĩa là 10 lần cao hơn mức hiện thời.

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      Anh Sơn,

      Con người đã không rút được bài học từ tháp Babel, vẫn ngạo mạn trong suốt lịch sử phát triển của mình. Trí thông minh của con người đã giúp xã hội loài người tiến triển rất nhanh, nhưng đồng thời cũng đã sản sinh ra hàng loạt vũ khí mà con người dùng để tiêu diệt nhau từ những gươm dáo, thuốc nổ, đến bom nguyên tử, bom hydrogene, bom neutron. Con người ngạo mạn cho rằng mình đã chế ngự được năng lượng hạt nhân qua việc xây dựng hàng loạt các nhà máy điện nguyên tử. Nhưng một khi thiên nhiên đã “nổi giận”, thì chỉ một cái cựa mình của đáy đại dương đã đủ gây ra động đất 9 độ magnitude và sóng thần cao 16 m quét sạch sành sanh các thành phố, cướp đi mạng sống hàng chục ngàn con người, phá hủy hoàn toàn 4 lò phản ứng hạt nhân, để lại hậu quả nghiêm trọng phải nhiều năm mới khắc phục được.

      Blaise Pascal từng viết: “Car enfin qu’est-ce que l’homme dans la nature ? Un néant à l’égard de l’infini, un tout à l’égard du néant, un milieu entre rien et tout. Infiniment éloigné de comprendre les extrêmes, la fin des choses et leur principe sont pour lui invinciblement cachés dans un secret impénétrable, également incapable de voir le néant d’où il est tiré, et l’infini où il est englouti.”

      (Bởi lẽ, cuối cùng, con người là cái gì đối với thiên nhiên? Hắn chẳng là gì cả so với một cái vô cùng tận, tất cả so với không có gì cả, ở giữa cái không có gì và tất cả. Thấu hiểu được những tột bực là điều vô cùng xa vời đối với hắn, tận cùng của vạn vật và nguyên lý của chúng ẩn giấu một cách tuyệt vọng đối với hắn trong một bí mật mà hắn không bao giờ có thể khám phá được, hắn cũng không thấy được chốn không có gì nơi hắn đã sinh ra và chốn vô cùng nơi hắn sẽ đắm chìm tan biến vào đó.)

      Trong cuộc họp báo cùng với thủ tướng Naoto Kan, Nicolas Sarkozy đã nói: “Chúng ta cần khiêm tốn trước thiên nhiên.” Đối với tôi, đó là một trong những câu có cánh nhất phát ra từ miệng ông tổng thống của đất nước đã sinh ra Pascal vĩ đại.

      • Nguyễn Việt Sơn Says:

        Anh Đăng,

        Cảm ơn anh đã nhắc lại câu phát biểu thật thâm thúy và chí tình của Sarkozy, Tổng Thống Pháp. Về thói ngạo mạn, anh làm tôi nhớ lại những câu tuyên bố vô cùng duy ý chí mà có lẽ anh vẫn còn nhớ thời chúng ta còn mài đũng quần tại quê nhà: “Vắt đất ra nước”, “Thay Trời làm mưa”, và “Nghiêng đồng đổ nước ra sông”.

    • Nguyễn Hữu Viện Says:

      @ Các anh,

      Bác Sạc Cô Sạc Cậu đến Nhật không phải chỉ vì “tình hữu nghị” mà phần chính là quan tâm và lợi lộc cho Tập đoàn AREVA vì Pháp là nước đứng đầu Thế giới trên Kwatt/đầu người về sử dụng năng lượng nguyên tử.

      Và Bác Sạc Cô Sạc Cậu cũng muốn chinh phục thăm dò dư luận khi sự nghiệp chính trị của Bác Sạc Cô Sạc Cậu và Đảng UMP có lẽ mất năm quyền vào bầu cử Tổng thống năm 2012.

      @ Bác NỖI BUỒN NHƯỢC TIỂU,

      Không thấy mấy anh chỉ làm KHOA HỌC «chay» hay KỸ THUẬT «chay» (KHOA HỌC không LƯƠNG TÂM chỉ là sự hủy họai TÂM HỒN) lên tiếng về vụ án Cù Huy Hà Vũ !

      Các HÈN ĐẠI NHÂN mạt nhược tiều tụy bệnh họan này giống như bọn sĩ tử bọn đồ gàn dưới THỜI BẮC THUỘC hay THỜI THUỘC ĐỊA khác một cái duy nhất là bọn THÁI THÚ thực dân bây giờ là THỰC DÂN KIỂU MỚI NGƯỜI VỊT DA VÀNG mà bọn ĐẠI HÁN nuôi béo và nuôi mập bằng TÀ THUYẾT Tam Đồng + 16 chữ dzàng + 4 DỐT !

      Hiện nay giới “có học” TRONG và NGOÀI Nước SO VỚI Dân Đen có 3 loại:

      1. Làm công ăn lương lo bán cháo TIỂU ÓC nuôi trôn nuôi miệng như loại KỸ NỮ chân ngắn chân dài. Loại này RẤT NHIỀU có đạo CÁ TỘC, GIA TỘC đó là các HÒA THƯỢNG Thích Đủ Thứ (yên thân, yên phận, CHỈ lo làm tin học, CHỈ lo làm kỹ thuật …)

      2. Làm quan lại cho chế độ SỢ HÃI bám chặt để sống có quyền lực và vật chất. Loại này CŨNG RẤT NHIỀU có đạo CÁ TỘC, GIA TỘC đó là các HÒA THƯỢNG Thích Đủ Thứ (yên thân, yên phận, CHỈ lo vào ĐẢNG lên chức có quyền lực để THAM NHŨNG làm giàu nhanh chóng, NẾU CẦN BÁN CẢ NƯỚC cũng OK ! …)

      3. Tập hợp TRÍ THỨC DẤN THÂN trăn trở theo Vận Nước. Loại QUÝ này RẤT HIẾM, có đạo QUỐC TỘC.

      TRẦN HUỲNH DUY THỨC, LÊ THỊ CÔNG NHÂN, LÊ CÔNG ĐỊNH, CÙ HUY HÀ VŨ, … là những BẬC TRÍ THỨC đáng quý này.

      Các quý vị TRẦN HUỲNH DUY THỨC, LÊ THỊ CÔNG NHÂN, LÊ CÔNG ĐỊNH, CÙ HUY HÀ VŨ + THỂ CHẾ HÓA dân chủ hóa gấp ĐẤT NƯỚC sẽ sản sinh trong 100.000.000 dân Việt những người lãnh Nobel, Fields. Và thật sự TQ, Nam Hàn, Singapore có cần nhiều Nobel, Fields đâu mà vẫn là những nước hiện đại hóa (có nghĩa không phủ định giá trị Nobel, Fields!!)

      Chính MINH TRỊ THIÊN HOÀNG đã sản xuất ra nhiều Nobel trong mọi lãnh vực và Fields NGAY TRÊN ĐẤT PHÙ TANG vì các nhà khoa học Nhật Bản có TINH THẦN VÕ SĨ ĐẠO, chứ không phải các Nobel, Fields của nhiều nước VẪN THA PHƯƠNG CẦU THỰC, một loại LAO NÔ QUÝ TỘC thời toàn cầu hóa!

  9. Son Ha Says:

    Tôi có cùng suy nghĩ như bạn “Nỗi buồn nhược tiểu”. bài nhận xét không thể hay hơn được. nếu xã hội mình có nhiều người hiểu được điều này thì dân tộc này vẫn còn hy vọng về tương lai.

  10. Khai Tâm Says:

    Xin phép bác được đăng lại chia sẻ cùng bạn bè trên trang nhà, để nhiều người được đọc hơn. Kính.

  11. Anh Kiệt Says:

    Các bài viết của anh thường gay gắt trong hành văn, nhưng hàm lượng thông tin cao, nên tôi vẫn tìm đọc chùa.
    Cảm ơn anh về bài viết này. Đúng là các phương tiên truyền thông nhiều khi không làm giảm được lo ngại của người dân, mà còn gây thêm bất an cho xã hội. Không rõ, đó là chủ đích của người đưa thông tin hay do kém về nhiều mặt

  12. NHÀ TƯỞNG NIỆM NỖI Ô NHỤC CỦA BÁO CHÍ (Nguyễn Đình Đăng) « Ngoclinhvugia's Blog Says:

    […] Nhà tưởng niệm nỗi nhục của báo chí […]

  13. Tin thứ Tư, 6-4-2011 « BA SÀM Says:

    […] Nhà tưởng niệm nỗi nhục của báo chí (Nguyễn Đình […]

  14. Báo chí và cách đưa tin về thảm họa | Kyoto University Vietnamese Students Says:

    […] Dựa trên bảng xếp loại trên đây, bạn đọc cũng có thể xếp hạng truyền thông trong nước liên quan tới vụ động đất và sóng thần ở Nhật. […]

  15. Nguyễn Hữu Viện Says:

    @ Bác Đăng !

    Nhà tưởng niệm nỗi nhục của báo chí !

    Chắc chắn ở Việt Nam phải có ÍT NHẤT HƠN 700 Nhà tưởng niệm nỗi nhục của báo chí cho HƠN 700 BÁO LÁ CẢI

    “Ở Tokyo hoa anh đào lại bắt đầu nở rực rỡ khắp nơi. Những đốm hoa trắng bừng lên dưới vòm trời Tự Do xanh ngắt. Còn ở Hà Nội quê hương tôi ngày hôm nay, một người đồng niên với tôi, ông Cù Huy Hà Vũ, tiến sĩ luật khoa từ Đại học Sorbonne, vừa bị kết án 7 năm tù chỉ vì đã công khai phát biểu ý kiến của mình về tự do và dân chủ.”

    Câu ngạn ngữ Nhật Bản “Người bạn đến trong ngày mưa là người bạn đích thực” (雨の時に集まってくれる友こそ、真の友).

    NHƯ VẬY Bác thuộc loại người Lương dân khi còn biết đến người đương thời đồng niên.
    (…)

  16. winwin Says:

    Gửi bạn Đăng,

    Bạn không nên ghép 2 cái thảm họa kép động đất & sóng thần và thảm họa nguyên tử ở Nhật lại với nhau, và càng không nên gắn việc ca ngợi phẩm chất Nhật với việc chê bai nhân cách Việt.

    Về phần tôi thì càng khâm phục và chia sẽ với người Nhật bao nhiêu về việc chống chọi và mất mát qua thảm họa thiên nhiên động đất & sóng thần, thì càng thất vọng với người Nhật bấy nhiêu về thảm họa hạt nhân Fukushima.

    Rõ ràng là ở một đất nước giàu có, thường xuyên có động đất, sóng thần mà vẫn sử dụng công nghê điện nguyên tử từ 40 năm trước thì thật đáng là đáng thất vọng.

    Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ 2, nhưng nó một lần nữa là tiếng chuông rùng rợn cảnh báo cho nhân loại thảm họa hạt nhân là có thật với sư hiện diện của hơn 400 NMĐNT trên toàn TG.

  17. noibuonnhuoctieu Says:

    Chẳng biết tôi có cần một nhà tưởng niệm về một nỗi nhục khác không. Tôi không muốn con tôi, mai này lớn lên, lại giống như tôi, chẳng thấy tự hào vì là người Việt – một dân tộc quá chậm tiến vì bị một băng đảng vô liêm sỉ thống trị quá lâu…

    • noibuonnhuoctieu Says:

      Có người nói, chậm tiến, lạc hậu vì chiến tranh (?) thì có gì mà xấu hổ đến vậy. Đúng, người Việt nhục nhã hơn vì bị tước tất cả các quyền làm người căn bản, bị cấm đoán, bị lừa dối, bị khinh bỉ, bị đánh đập, bị bỏ tù dễ dàng, nghĩa là không được đối xử bình thường như một con người tự do, bởi một bọn người giả dối đến trơ trẽn, không hề biết hổ thẹn, chỉ biết vơ vét càng nhanh, càng nhiều cho bản thân và cho gia đình chúng…

  18. Nguyễn Hữu Quý Says:

    Cảm ơn bác, em xin copy về nhé!

Gửi phản hồi cho Khanh Thu Hủy trả lời