Kỹ thuật vẽ sơn dầu

dscn8998

Các chuyên khảo về kỹ thuật vẽ sơn dầu và màu sắc của Nguyễn Đình Đăng:

1. Sơ lược về kỹ thuật vẽ sơn dầu
2. Nền móng của tranh sơn dầu
3. Màu trắng của sơn dầu
4. Bí mật của màu sắc
5. Dùng sơn dầu nhãn hiệu nào?
6. Chất kết dính và dung môi của sơn dầu
7. Một giáo trình dạy nhiều cái sai
8. Hội họa sơn dầu: thịnh và suy
9. Phương pháp vẽ sơn dầu nhiều lớp
10. Các công thức bí mật
11. Bút vẽ sơn dầu
12. Màu sơn dầu
13. Dung dịch alkyd và tempera grassa
14. Đóng gói tranh sơn dầu
15. Khung căng vải vẽ
16. Palette sơn dầu
17. Trắng chì
18. Vẽ láng
19. Đỏ thần sa
20. Màu hạng sinh viên và hạng hoạ sĩ
21. So sánh vài dòng sơn dầu
22. Kích thước tranh chuẩn của Pháp liệu có được rút ra từ tỉ lệ vàng và bạc?
23. Xây dựng kích thước tranh chuẩn thỏa mãn các tỉ lệ vàng và bạc cũng như quy luật tối ưu
24. Standard canvas and stretcher sizes satisfying golden and silver ratios as well as optimal use of material
25. Kỹ thuật sơn dầu của Titian
26. Leonardo học sơn dầu từ ai?
27. Bí mật của Vermeer
28. Sơn dầu hạng cho hoạ sĩ khác hạng cho sinh viên như thế nào? (Slides thuyết trình tại ĐHMT Việt Nam sáng 23.05.2016)
29. Mốc tranh sơn dầu
30. Impasto
31. Vài loại canvas được bán ở Nhật
32. Màu đen trong sơn dẩu
33. Vàng chì-thiếc và vàng Naples
34. Phương pháp vẽ sơn dầu nhiều lớp – sáng tạo thiên tài nhất lịch sử hội hoạ
35. Kỹ thuật của cụ tổ hội hoạ sơn dầu
36. Chiaroscuro
37. Vẽ láng II
38. Mốc hay không mốc?
39. Một số điều cần chú ý khi chọn canvas vẽ sơn dầu
40. Burnt umber (PBr7)
41. Hiện tượng trắng chì đổi màu

__________________

© Nguyễn Đình Đăng – Tác giả giữ bản quyền. Các chuyên khảo này được viết với mục đích phổ biến kiến thức và kinh nghiệm. Bạn đọc có thể lưu giữ để sử dụng cho cá nhân mình. Mọi hình thức sử dụng khác như in ấn, sao chép lại các bài viết này, dù là một phần hay toàn bộ, để phát hành trong các ấn phẩm như sách, báo chí, luận văn, hay nhằm mục đích thương mại (kể cả tại các trang thư viện điện tử trên internet mà để đọc được hay tải xuống người đọc phải trả tiền để mở tài khoản) v.v. đều vi phạm bản quyền nếu không nhận được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.

17 bình luận to “Kỹ thuật vẽ sơn dầu”

  1. Nguyễn Ngọc Huyền Says:

    Cháu chào bác Đăng cháu muốn đọc cuốn nghệ thuật dessin của bác mà hiện tại sách cũng hết hàng. Bác có gửi sách này ở thư viện nào ở Hà Nội không ạ ?

  2. Huỳnh Quốc Tuấn Says:

    Xin chào bác Nguyễn Đình Đăng.
    Hiện giờ cuốn sách kĩ thuật vẽ sơn đầu đã hết hàng, không biết trong tương lai gần có tái bản lại không ạ, cháu rất muốn được mua và đọc ạ. Nếu không còn tái bản lại hoặc ít nhất là tương lại gần thì cháu không biết phải tìm mua và đọc ở đâu, điều đó rất buồn và tiếc khi cháu và nhiều người không thể tiếp cận cuốn sách đó ạ.

    • nguyendinhdang Says:

      Cháu có thể đọc tại:
      1- thư viện quốc gia;
      2 – phòng đọc của The Factory Contemporary Arts Centre Saigon ( hai cuốn mã số AH034 và AH70);
      3 – CA’ Library • Thư viện Kiến trúc – Nghệ thuật, 12 Hòa Mã, Hà Nội.

  3. Thế Hưng Says:

    Chào chú Đăng,

    Tài liệu của chú về kỹ thuật vẽ sơn dầu rất bổ ích. Chú có thể cho biết là vẽ dessin là gì và vai trò của kỹ thuật vẽ này trong hội họa ạ.

    Cảm ơn chú.

  4. Nguyễn Lý bằng Says:

    Một bộ tài liệu mang tính chai sẻ rất hay. Cảm ơn họa sĩ Nguyễn Đình Đăng, chúc cho họa sĩ tiếp tục sự nghiệp nghệ thuật cũng như khoa học ngày càng thành công. Sự chia sẻ của họa sĩ thật sự đã mang lại một nền kiến thức mới không chỉ cho người yêu hội họa họa, sinh viên mà còn các họa sĩ khác.

  5. Như Thảo Says:

    Chào chú Đăng!
    Cháu muốn hỏi trong vẽ láng, minh có thể thay dd láng bằng dầu lanh để màu loãng ra được kho ạ?

    • nguyendinhdang Says:

      Dung dịch láng đã chứa stand oil tức là dầu lanh đã được qua xử lý nhiệt, trơn hơn dầu lanh thường và không ngả vàng.
      Nếu muốn làm loãng dung dịch thì phải pha dầu thông hoặc dầu oải hương chứ không nên dùng dầu lanh vì dầu lanh ngả vàng.

  6. Đặng Minh Thời Says:

    Bài viết rất HỮU ÍCH cho các giáo viên, sinh viên mỹ thuật và những ai quan tâm tới tranh và kỹ thuật vẽ sơn dầu…

  7. Đỗ Ngọc Anh Says:

    Gửi chú Nguyễn Đình Đăng,

    Cháu là Ngọc Anh, sinh viên năm cuối chuyên sinh vật học ở Kochi, Nhật Bản. Cháu mới gửi tin nhắn với nội dung tương tự qua facebook nhưng có thể sẽ không tới được chú nên cháu mạo muội gửi thêm bằng cách viết comment ở đây nữa. Nếu cháu có làm phiền mong chú bỏ qua cho.

    Cháu có chút vốn ngoại ngữ nên đã tập vẽ được một thời gian nhờ sách và mạng internet. Sau 2 năm tìm hiểu, cháu đang có được chút hiểu biết về các chất liệu khác nhau, cháu cũng đã dùng qua sơn dầu của Holbein một thời gian, đã thử vẽ lớp tuy là mới chỉ để hiểu các kĩ thuật và dụng cụ, chưa đi quá sâu. Mới đây cháu cùng một người bạn ở Việt Nam quyết định mở cửa hàng online, nhận order dụng cụ, màu vẽ chất lượng chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp từ đây về. Sau này cháu mong sẽ có một cửa hàng và một lớp dậy vẽ nho nhỏ ở Hà Nội, đưa những hoạ phẩm mới, cùng kỹ thuật mới về Việt Nam. Nếu chú có chút thời gian rảnh xin hãy tới thăm quan page đang tiếp tục được tiến hành chỉnh sửa trên facebook của cửa hàng cháu: https://www.facebook.com/hoaphamlibra

    Cháu tìm sản phẩm từ rất nhiều nguồn khác nhau. Cháu mới bắt đầu nên còn một số điều chưa đi được đến quyết định. Vẫn còn rất nhiều thứ cháu phải điều chỉnh và muốn giới thiệu. Do cháu chưa từng học vẽ tại Việt Nam, quen chỉ 1, 2 bạn theo học nên cháu gặp chút khó khăn tiếp cận với những ai đang cần những hoạ phẩm này ở đó. Nếu chú quan tâm xin hãy dành chút thời gian và xin cho cháu được biết ý kiến của chú. Cháu rất mong sẽ nhận được hồi âm và sự ủng hộ của chú. Xin cám ơn chú.

    Đỗ Ngọc Anh
    Facebook: http://www.facebook.com/ngocain
    Email cháu đính kèm comment.

  8. Nguyễn Hồng Hải Says:

    Chào anh Đăng,

    Cảm ơn anh đã cho biết thêm thông tin về Gelatin.

    Trong bài viết của anh, Phần 9: Phương pháp vẽ sơn dầu nhiều lớp, Mục 2: Can hình, có viết: “…Sau khi hình vẽ đã được can lên canvas, dùng bút lông chấm màu nước hay mực Nho viền lại, rồi để khô. Hãm hình đã can bằng một dung dịch keo, vị dụ 2 – 3% gelatin, rồi để khô (khoảng 3 – 5 tiếng).”

    Tôi đang thử làm theo cách anh hướng dẫn nhưng chưa biết hãm như thế nào. Vậy mong anh thông tin rõ thêm về việc này.

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      Mục đích của việc hãm hình can lên canvas là để khi quét imprimatura sơn dầu lên, các nét can không bị nhòe hoặc mất đi. Anh có thể hãm bằng một dung dịch keo gốc nước (như gum arabic, gelatin v.v.). Tôi viết “Hãm hình đã can bằng một dung dịch keo, vị dụ 2 – 3% gelatin,” không có nghĩa là anh nhất thiết phải dùng gelatin. Nếu anh muốn dùng gelatin thì pha 2 – 3% gelatin được chuẩn bị như trong trả lời trước, vì nếu đặc quá thì sẽ khó viền và bị dày lên.

      Anh có thể dùng fixative cho pastel (chì, than) thậm chí gôm xịt tóc để hãm.

      Trên thực tế, nếu anh viền tương đối đậm thì không cần hãm mà chỉ cần để khô. Sau đó khi quét imprimatura lên, đường viền có thề hơi bị nhòe một chút nhưng vẫn rõ để vẽ lót. Imprimatura là gốc dầu nên không làm tan đường viền anh tô bằng màu nước hay mực Nho. Bản thân màu nước hay mực Nho cũng đã có keo rồi.

  9. Nguyễn Hồng Hải Says:

    Chào anh Đăng,

    Tôi có đọc bài anh viết về kỹ thuật vẽ sơn dầu, rất bổ ích. Anh có thể cho biết gelatin có phải là bột rau câu không và công thức pha gelatin như thế nào để hãm hình được can bằng mực Nho.

    Cảm ơn anh.

    Trân trọng,
    N.H.HAI

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      Gelatin là chất được rút từ collagen – protein trong các tế bào mô liên kết của động vật, nhiều nhất trong gân, da, xương v.v.

      Còn rau câu là thứ được làm từ thực vật như tảo, rong, v.v. chứa gulaman gồm carbohydrate.

      Gelatin tan trong nước nóng, còn gulaman chỉ tan trong nước sôi. Gelatin chỉ đông trong tủ lạnh, chảy ra ở nhiệt độ trong phòng, còn gulaman đông lại ở nhiệt độ trong phòng.

      Tôi không rõ anh muốn hãm hình can bằng mực Nho nhằm mục đích gì. Còn để bào quản thì chỉ cần dùng gum arabic là được.

      Dưới đây là công thức làm keo da thỏ để bồi canvas. Không biết có phải là cái anh muốn không.

      Công thức làm keo da thỏ (hoặc gelatin, keo da trâu): ngâm 1 phần keo hạt vào 10 – 12 phần nước lạnh, để qua đêm.

      Đun hợp chất này cách thủy, không được để sôi, quấy liên tục cho đến khi các hạt keo tan hoàn toàn. Nếu sôi là hỏng phải làm lại. Vì thế nhiệt độ chỉ khoảng 60 độ C thôi. Dung dịch keo sẽ lỏng khi nóng, nhưng sẽ đông lại khi nguội cho nên khi dùng, muốn lỏng thì phải hâm lại. Bảo quản trong tủ lạnh.

Phản hồi của bạn:

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s


%d người thích bài này: