Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai

Nguyễn Đình Đăng

Khi tôi viết những dòng này, trận động đất 9 độ Richter và sóng thần cao 10m tại tỉnh vùng Iwate – Miagi – Fukushima, Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của 5692 người, làm 9506 người mất tích [1], đồng thời gây ra tai hoạ tại nhà máy điện nguyên tử (NMĐNT) Fukushima 1. Tin động đất hiện tràn ngập các phương tiện truyền thông thế giới trong đó có Việt Nam. Các thông tin được đưa ra dồn dập, với những cách viết cường điệu đầy cảm tính, thậm chí theo xu hướng nhằm gây thất thiệt, đã khiến nhiều độc giả ở ngoài Nhật Bản, đặc biệt là tại Việt Nam, có một tâm trạng lo sợ gần như hoảng loạn. Trong bài này chúng ta hãy bình tĩnh phân tích tai hoạ tại Fukushima 1 để hiểu rõ mức độ thiệt hại như thế nào và tại sao đây không phải là một Chernobyl thứ hai như một số nhà “tiên tri” từng cảnh báo.

NMĐNT Fukushima 1 đi vào sử dụng từ năm 1971, toạ lạc tại tỉnh Fukushima cách Tokyo 241 km về phía đông bắc. Nhà máy có 6 lò phản ứng dùng nước sôi (BWR = boiling water reactor). Ngoài ra 2 lò phản ứng mới đang được xây dựng. Tất cả 6 lò này đều được hãng General Electric của Hoa Kỳ thiết kế. Các lò 1, 2, và 6 do hãng General Electric sản xuất, trong khi lò số 3 do hãng Toshiba và lò số 4 do hãng Hitachi sản xuất. Trận động đất ngày 11/3/2011 đã gây nổ tại các toà nhà của lò phản ứng số 1 – 3, và cháy tại lò số 4. Đây là các lò loại BWR Mark I (Xem hình 1).

Hình 1: Tiết diện lò PRW Mark I

Lò BWR hoạt động theo nguyên tắc như sau. Phản ứng phân hạch toả ra nhiệt, đun sôi nước, tạo ra hơi nước sôi làm quay các turbine chạy máy phát ra điện. Hơi nước sau đó được nước dẫn từ ngoài vào làm lạnh, ngưng tụ lại thành nước. Nước này lại được bơm ngược trở lại lò phản ứng để được nhiệt đun sôi làm bốc hơi.

Nhiên liệu hạt nhân, chủ yếu là gốm uranium dioxide UO2 (UOX) hay oxide hỗn hợp gồm 7% plutonium và 93% uranium (Mixed oxide hay MOX). MOX được dùng trong lò số 3 của NMĐNT Fukushima 1. Uranium dioxide có nhiệt độ nóng chảy khoảng 3000 độ C. Nhiên liệu hạt nhân được sản xuất dưới dạng các viên nhỏ hình trụ đường kính khoảng 10 mm, trông như viên thuốc (Hình 2).

Hình 2: Viên nhiên liệu

Các viên nhiên liệu này được nhét vào những ống dài khoảng 4 m, gắn kín làm bằng hợp kim zirconium, thiếc, kền và sắt (Zircalloy), có nhiệt độ nóng chảy khoảng 2200 độ C, gọi là các thanh nhiên liệu (fuel rod). Những thanh nhiên liệu được ghép thành từng bó (assembly), dài khoảng 4.5 m  (Hình 3) tạo thành lõi của lò phản ứng (reactor core) (1 trong Hình 1), chứa vài trăm thanh nhiên liệu. Như vậy Zircalloy tạo thành lớp vỏ thứ nhất ngăn cách chất phóng xạ và bên ngoài. Lõi lò được đặt trong buồng áp suất (pressure vessel), tạo thành lớp vỏ thứ hai, đảm bảo giữ cho lõi lò hoạt động an toàn ở nhiệt độ tới vài trăm độ C.

Hình 3: Bó thanh nhiên liệu

Điều tối quan trọng của NMĐNT là toàn bộ hệ thống phải đảm bảo cân bằng năng lượng, có nghĩa là nhiệt năng do lõi lò sản xuất ra phải bằng nhiệt năng được tiêu thụ (cho việc chạy các turbines). Để đảm bảo an toàn trong trường hợp mất cân bằng năng lượng, khiến áp suất trong lò tăng cao, người ta thiết kế một hệ thống làm giảm áp suất mang tên Mark I, Mark II, và Mark III. Trong tất cả các thiết kế này buồng áp suất cùng các ống dẫn, hệ thống máy bơm, hệ thống dự trữ nước làm lạnh, được gắn kín trong một cái hầm làm bằng bê-tông cốt thép, rất dày để có thể chứa vô thời hạn nếu lò tan chảy. Hầm chứa này gồm 3 phần: giếng khô (Hình 1: DW = drywell), giếng ướt (Hình 1: WW = wetwell) có bể giảm áp (supression pool hay torus) chứa nước và hệ thống ống thoát.

Toàn bộ hệ thống này được đặt trong một toà nhà, che chắn cho lò và bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng (Hình 1: B). Đây là những toà nhà đã bị cháy hay nổ tung tại các lò số 1, 2, 3 và 4 của NMĐNT Fukushima 1.

Phản ứng phân hạch xảy ra như thế nào?

Khi hạt nhân uranium 235 hấp thụ một neutron nhiệt (thermal neutron), hoặc phân hạch (fission) tự phát (spontaneous fission), hạt nhân uranium sẽ tách ra làm hai mảnh, đồng thời phóng ra các hạt neutrons mới. Những hạt neutrons mới này có thể bắn vỡ các hạt nhân unranium 235 bên cạnh, tạo ra nhiều neutrons hơn, gây nên phản ứng dây chuyền (chain reaction) [2].  Mỗi phân hạch như vậy giải phóng khoảng 200 triệu electron-Volts, lớn gấp hàng chục tới trăm triệu lần năng lượng được tạo bởi đốt than trong nhà máy nhiệt điện. Để điều khiển phản ứng hạt nhân dây chuyền trong lò phản ứng, người ta dùng các thanh điều khiển (control rod). Các thanh điều khiển được làm từ hợp kim của các nguyên tố kim loại có khả năng hấp thụ neutron mà bản thân không bị phân hạch, ví dụ hợp kim bạc-indium-cadmium. Khi các thanh điều khiển cắm sâu vào giữa các bó thanh nhiên liệu, chúng hấp thụ neutrons, khiến neutrons không còn bắn phá được các hạt nhân uranium 235 nữa, nên phản ứng dây chuyền dừng lại.

Tuy nhiên, sau khi phản ứng dây chuyền đã dừng lại rồi, uranium 235 không phân hạch nữa, nhưng một lô các nguyên tố phóng xạ trung gian, sinh ra trong quá trình phân hạch, như iodine và cesium tiếp tục phân rã và sản ra nhiệt. Vì không phải là phân rã dây chuyền nên số lượng của các nguyên tố này giảm dần. Kết quả là lò phản ứng nguội dần cho đến khi nào các nguyên tố trung gian đó phân rã hết. Quá trình nguội lò này thông thường kéo dài vài ngày. Nhiệt được tạo ra do các nguyên tố trung gian phân rã được gọi là nhiệt dư (residual heat).

Như vậy các nguyên tố phóng xạ ở đây là uranium trong các thanh nhiên liệu, tạo ra nhiệt chạy turbines phát điện, và các nguyên tố phóng xạ trung gian, iodine và cesium, tạo ra nhiệt dư.

Còn một loại nguyên tố phóng xạ khác, được tạo ra bên ngoài các bó thanh nhiên liệu. Loại nguyên tố phóng xạ này sinh ra khi một số hạt neutrons, thay vì va chạm với các hạt nhân uranium trong các thanh nhiên liệu, lại thoát ra khỏi bó thanh nhiên liệu, húc vào các phân tử nước, hay khí quyển trong nước. Khi đó nguyên tố phi phóng xạ trong nước hay khí quyển hấp thụ hạt neutron, trở thành phóng xạ, như nitrogen 16, các khí trơ như argon, v.v. Nhưng những chất phóng xạ này có thời gian bán hủy (half-life) rất ngắn, chỉ độ vài giây, sau đó chúng bị phân hủy ngay thành các nguyên tố phi phóng xạ vô hại.

Sự cố tại NMĐNT Fukushima 1 đã xảy ra như thế nào?

NMĐNT Fukushima 1 được thiết kế chịu được động đất mạnh 7.9 độ Richter. Trận động đất hôm 13/1/2011 mạnh 9 độ Richter tại tâm địa chấn ngoài biển cách đất liền 126 km, tương đương sức công phá của 474 triệu tấn thuốc nổ TNT, gấp gần 50 lần sức chịu đựng của nhà máy. Khi vào tới bờ, sức mạnh của động đất đã giảm xuống dưới 7.9 độ Richter, tức nằm trong giới hạn chịu đựng của nhà máy. Rủi thay trong thiết kế của nhà máy không lường trước khả năng tàn phá của sóng thần (tsunami) cao tới 10 m, mà không ai tưởng tượng nổi.

Ngay sau khi động đất nện vào lúc 14:46, hệ thống tắt tự động đã cấm các thanh điều khiển vào lõi lò, làm ngừng phản ứng phân hạch trong tất cả 5 lò vào lúc 14:48 (Lò số 4 đang ở trong tình trạng bảo dưỡng nên đã ngừng hoạt động 4 tháng trước đó). Như vậy chỉ còn lại nhiệt dư, chiếm khoảng 7 % toàn bộ nhiệt năng sinh ra trong lò, là thứ cần phải dùng nước lạnh để làm nguội [3].

Hệ thống làm lạnh cần điện để chạy máy bơm, nhưng toàn bộ các lò phản ứng đã ngừng hoạt động, không sản ra điện nữa, ngoài ra toàn bộ các trạm phát điện khác xung quanh đã bị động đất làm tê liệt. Người ta phải dùng máy phát điện chạy bằng động cơ Diesel. Nhưng sóng thần cao 10m ập đến, làm tê liệt hoàn toàn các động cơ Diesel dùng để chạy máy phát điện. Người ta buộc phải dùng tới battery dự trữ để chạy máy phát điện, nhưng chỉ được 8 giờ đồng hồ là hết pin. Trong thời gian 8 giờ đó người ta vận chuyển động cơ Diesel lưu động đến, nhưng không nối được. Kết quả là sau khi hết nguồn điện dự trữ, nhiệt dư không thể làm nguội đi được nữa, đặt NMĐNT Fukushima 1 trước nguy cơ lõi lò bị tan chảy. Thế nào là lõi lò bị tan chảy? Do không đủ nước ngập các bó thanh nhiên liệu (các ống Zircalloy) bị lộ ra khỏi mặt nước (tiếng Anh gọi là bị exposed), tiếp tục nóng lên. Khoảng 45 phút sau, nhiệt độ vượt ngưỡng tới hạn 2200 độ C làm chảy vỏ gốm Zircalloy bao bọc các viên uranium oxide.

Sau khi đã dùng mọi phương án làm nguội lò nhưng bất thành, người ta buộc phải hạ áp suất trong lò bằng cách xả hơi nước tích tụ trong buồng áp suất ra ngoài qua các van. Nhiệt độ lúc này khoảng 500 – 600 độ C. Nhằm tránh xả hơi thẳng vào môi trường bên ngoài, người ta đã xả hơi vào phần không gian trong toà nhà bao bọc lò phản ứng. Như trên đã đề cập, toà nhà này có tác dụng chủ yếu là che chắn mưa nắng, làm lớp ngăn cách giữa phần bên trong NMĐNT với môi trường bên ngoài. Tòa nhà này bị hư hại không có nghĩa là lò phản ứng bị hư hại. Nếu bó nhiên liệu không bị tan chảy, hơi được xả ra mang theo nhiều nguyên tố phóng xạ trung gian đã đề cập ở trên, như nitrogen hay argon, không gây nguy hiểm cho con người. Tại nhiệt độ rất cao như vậy hơi nước bị phân tách thành hợp chất của khí hydrogen và oxygen, gây phản ứng nổ. Bên cạnh đó, nếu bị phơi (exposed) vỏ gốm Zircalloy gặp hơi nước tại nhiệt độ cao sẽ tạo ra phản ứng oxy hoá zirconium, làm hydrogen thoát ra, kết hợp với oxygen gây phản ứng nổ.  Đó là vì sao các toà nhà lò phản ửng 1 – 3 bị nổ và lò 4 bốc cháy.

Như vậy vấn đề áp suất xem như đã được giải quyết. Tuy nhiên, nếu lò không được làm nguội, nước bốc hơi làm mực nước cạn, lộ các bó thanh nhiên liệu ra, khiến các thanh nhiên liệu bị tan chảy, như đã đề cập ở trên. Khi tan chảy như vậy, các nguyên tố sản phẩm phụ như iodine và cesium sinh ra trong quá trình phân rã uranium thoát ra hoà vào hơi nước xả ra ngoài. Khác với các nguyên tố phóng xạ trung gian sinh ra bên ngoài các thanh nhiên liệu, có thời gian sống (chính xác là thời gian bán hủy) chỉ vài giây, cesium 134 có thời gian bán hủy  2 năm còn cesium 137 – tới 30 năm. Iodine gây nguy hiểm cho tuyến giáp, vì tuyến giáp hấp thụ iodine trong máu. May thay iodine có thể bị cản không cho xâm nhập tuyến giáp bằng cách uống potassium iodide (người lớn uống 130 mg/1 ngày, trẻ em dưới 18 tuổi: 65 mg/ngày, trẻ từ 1 tháng – 3 tuổi: 32 mg/ngày, trẻ sơ sinh tới 1 tháng tuổi: 16 mg/ngày). Còn cesium, tuy không tích tụ lâu trong người do thoát ra theo đường bài tiết qua mồ hôi và nước tiểu, nhưng đọng lại trong đất, nước, thực vật. Động vật trong đó có người bị nhiễm liên tục qua đường tiêu hoá sẽ bị ung thư và vô sinh. Việc độ phóng xạ đo được rất cao bên ngoài nhà máy ngay sau khi các toà nhà nổ tung, nhưng giảm đi nhanh chóng, cho thấy phần lớn đó là các nguyên tố phóng xạ trung gian sinh ra bên ngoài các thanh nhiên liệu. Trong khi đó việc đo được iodine và cesium trong phóng xạ thoát ra là dấu hiệu cho thấy một phần của lõi lò đã bị tan chảy.

Để tránh bị kích hoạt trở thành chất phóng xạ, nước dùng làm nguội lò phải là nước sạch khỏi các khoáng chất. Nếu nước chứa muối hay các tạp chất khác, những chất này sẽ hấp thụ neutron, trở nên chất phóng xạ. Đối với việc làm nguội lõi lò thì việc dùng nước gì không thành vấn đề. Nhưng xử lý nước nhiễm phóng xạ sẽ gây nhiều khó khăn. Nhưng nước sạch không đủ, và người ta đã buộc phải bơm nước biển hoà boric acide vào để làm nguội lò. Boron trong boric acid hấp thu các neutrons còn sót lại, đóng vai trò chất xúc tác đẩy nhanh quá trình làm nguội lò.

Trong trường hợp tồi tệ nhất, nếu không làm nguội được lò, người ta vẫn phải tiếp tục xả hơi để làm giảm áp suất trong buồng lò. Sau đó người sẽ buộc phải hàn kín hầm bê tông cốt thép chứa giếng khô, giếng ướt cùng bể giảm áp, để cho lõi lò tan chảy trong đó mà không xả chất phóng xạ ra ngoài. Rồi người ta lại phải đợi một thời gian để các nguyên tố phóng xạ trung gian phân rã. Trong thời gian đó hệ thống làm lạnh phải được phục hồi để làm nguội toàn bộ hầm bê tông chứa lõi đã bị tan chảy. Tiếp đến là công việc nặng nhọc nạo vét hầm lò xử lý các chất thải của lõi lò đã bị chảy. Việc thu dọn chiến trường này kéo dài vài năm. Các lò bị đánh đắm bằng nước biển là những lò hỏng vĩnh viễn, không thể nào chữa đi để tái sử dụng được nữa [4].

Vấn đề cấp bách phát sinh hiện nay: Làm nguội các bó thanh nhiên liệu đã sử dụng

Hình 4: Bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng

Sau khi đã qua sử dụng, các thanh nhiên liệu được rút ra khỏi lõi lò, ngâm trong nước trong một bể chứa (spent fuel pool) nằm ngoài buồng áp suất (Hình 1: SF). Bể này (Hình 4) chứa 2000 tấn nước, hở phía trên để người ta dễ vận chuyển các thanh nhiên liệu đã dùng và đã được làm lạnh, đem đi xử lý. Phần che chắn duy nhất của bể chứa là toà nhà bao bọc lò phản ứng. Bể cần 50 tấn nước chảy qua mỗi ngày để làm nguội các thành nhiên liệu. Nếu nước không đủ, hoặc bể chứa bị vụ nổ khí hydrogen thoát ra từ lò trước đó làm hư hại khiến nước thoát ra ngoài, mực nước sẽ thấp xuống, làm một phần các thanh nhiên liệu bị lộ ra khỏi mặt nước, tiếp xúc trực tiếp với khí quyển. Do không đủ nước làm nguội, nhiệt độ tiếp tục tăng lên, và các thanh nhiên liệu bị tan chảy sau khi nhiệt độ vượt ngưỡng tới hạn 2200 độ C, khí hydrogen gây hoả hoạn khiến các nguyên tố phóng xạ nguy hiểm cho sức khoẻ con người như iodine và cesium đã đề cập ở trên thoát vào môi trường với số lượng lớn. Nhiều hay ít phụ thuộc vào số thanh nhiên liệu nằm trong bể chứa, mà thông thường không vượt quá số thanh nhiên liệu đang sử dụng trong lò. Đó là những gì thực sự đang xảy ra tại các lò số 1 – 3 trong ngày 15 và 16/3. Vì không đủ máy phát điện đế bơm nước vào bể chứa, người ta đã thử dụng máy bay trực thăng và vòi phun nước cuả cảnh sát để đưa nước vào bể qua lỗ thủng trên mái toà nhà sau khi các toà nhà bị nổ hoặc cháy. Những biện pháp này cần người điều khiển, vì thế không thể tiếp cận được toà nhà sau khi độ phóng xạ quanh đó tăng cao đe doạ sức khoẻ của những người làm nhiệm vụ cứu hộ. Đó là vì sao, trong ngày 16/3, máy bay trực thăng của quân đội phải rút lui sau khi độ phóng xạ lên tới trên 50 milisieverts/giờ (mSv/giờ) ngay bên ngoài nhà máy. Ngày hôm nay, 17/3, khi độ phóng xạ ở độ cao 90 m cách mặt đất tăng tới 87700 μSV/giờ, hai trực thăng của quân đội đã tiếp tục tưới nước. Sau khi vòi phun trên xe cảnh sát phun không trúng mục tiêu, 5 xe đặc chủng của quân đội đã phun 30 tấn nước vào bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng. Công ty điện lực TEPCO vừa thông báo họ đã hoàn tất đường dẫn điện mới để cung cấp điện cho các máy bơm nhưng không nói rõ khi nào đường điện đó sẽ có thể hoạt động. Hãng General Electric, nơi đã sản xuất lò số 1, 2 và 6 của NMĐNT Fukushima 1, đã bắt đầu vận chuyển máy phát điện từ Mỹ sang Nhật. Một khi nguồn điện được khôi phục, người ta hy vọng hệ thống bơm trong bể chứa và lò sẽ hoạt động lại và sẽ hoàn thành việc làm nguội toàn bộ các thanh nhiên liệu.

Liều lượng phóng xạ

Liều lượng phóng xạ được đo bằng đơn vị sievert, viết tắt là Sv, theo tên cuả nhà vật lý y học người Thụy Điển, Rolf Sievert. Đây là đơn vị đo năng lượng phóng xạ, tính bằng joule (J), ngấm vào 1 kg vật chất: 1 Sv = 1 J/kg = 1 m2/giây2.

1 Sv = 1,000 mSv (milisieverts) = 1,000,000 μSv (microsieverts).

Như vậy 1 mSv = 1,000 μSv.

Dưới đây là một số ví dụ về liều lượng phóng xạ:

– Một lần chụp răng bằng X-quang: 5 μSv

– Một chuyến bay khứ hồi Tokyo – New York: 200 μSv

– Một lần chụp kiểm tra ung thư vú: 3,000 μSv

– Một lần chụp CT scan ngực: 6,000 – 18,000 μSv

– Phóng xạ tự nhiên trong cơ thế con nguời: 400 μSv/năm, tức khoảng 0.046 μSv/giờ

– Liều lượng phóng xạ cao nhất mà con người có thể chịu được mà không bị tổn hại sức khoẻ: 5.7 μSv/giờ

– Hút 1.5 bao thuốc lá mỗi ngày: 13 mSv/năm, hay 1.48 μSv/giờ

– Độ phóng xạ cao nhất bên ngoài lò số 3 tại NMĐNT Fukushima: 400,000 μSv/giờ sau đó nhanh chóng giảm xuống 5,000 μSv/giờ

– Vụ nổ NMĐNT tại Chernobyl: 300,000,000 μSv/giờ (300 triệu μSv/giờ), tức gấp 750 lần độ phóng xạ cao nhất thoát ra tại Fukusima 1

– Phóng xạ đo được tại Tokyo chiều 15/3/2011 (tức là sau khi toà nhà lò số 2 tại NMĐNT Fukushima 1 phát nổ): 0.8 μSv/giờ

Theo số liệu đo hàng ngày của Ủy ban khẩn cấp của viện Nghiên cứu Vật lý và Hoá học (RIKEN) tại thành phố Wako, nơi tôi đang sống và làm việc, hồi 3 giờ sáng ngày 15/3, mức phóng xạ là bình thường (0.04 μSv/giờ). Sau khi toà nhà lò phản ứng số 2 của nhà máy Fukushima 1 phát nổ lúc 6:00 giờ sáng, tại Wako city mức phóng xạ đo được tăng gấp 3 lần. Đến 10 giờ 37 mức đó tăng cao nhất, gấp 40 lần mức bình thường, nhưng tới 14 giờ 30 thì giảm xuống còn 0.13 μSv/giờ, tức gấp 3.25 lần mức bình thường. Tuy nhiên những con số này tại Wako city, kể cả lúc cao nhất (1.6 μSv/giờ) vẫn còn ít hơn vài lần (ít hơn 3.6 lần) so với giới hạn cho phép của mức phóng xạ mà con người có thể chịu mà không nguy hại cho sức khoẻ (50,000 μSv/năm tức khoảng 5.7 μSv/giờ). Hai ngày sau, 16 và 17/3 độ phóng xạ tại Wako city ổn định ở mức 0.13 – 0.14 μSv/giờ.

Vì sao Fukishima 1 không phải là Chernobyl thứ hai?

Vấn đề tối quan trọng hiện nay là bơm đủ nước để làm ngập các thanh nhiên liệu đã qua xử dụng dựng trong bể chứa, tránh cho chúng bị phơi ra không khí, làm nguội chúng, để chúng khỏi tan chảy. Nếu không, một lượng lớn các chất phóng xạ sẽ thoát vào khí quyển. Các chất phóng xạ phát ra các tia α (alpha), β (beta), γ (gamma). Hạt α nặng và chậm, nên khả năng đâm xuyên yếu, không qua nổi một tờ giấy. Hạt β nhẹ và nhanh, có khả năng đâm xuyên trung bình, dễ dàng bị chặn lại bằng một tấm nhôm hay nhựa. Vì thế các hạt α và β không thoát nổi ra ngoài buồng áp suất của lò phản ứng. Các tia γ có khả năng đâm xuyên lớn, nên người ta phải dùng những tấm chì dày, hay tường bê tông để cản chúng. Một loại bức xạ nguy hiểm nữa là bức xạ neutron, được tạo bởi các hạt neutrons tự do thoát ra từ phân hạch tự phát hay phân hạch trong phản ứng dây chuyền của các hạt nhân uranium xảy ra bên trong lõi lò. Neutron có khả năng đâm xuyên sâu, phá hủy các phân tử và nguyên tử tạo nên vật chất, làm các chất không phóng xạ trở thành chất phóng xạ (kích hoạt neutron), gây phàn ứng tạo ra bức xạ proton. Đối với neutron tấm che chắn bằng kim loại nặng (như chì) trở nên không có hiệu lực. Người ta phải dùng các chất liệu giàu hydrogen để cản các hạt neutrons (tường bê tông dày, các khối paraffin, nước). Sau khi neutrons đã bị các chất liệu trên làm chậm lại, người ta dùng các đồng vị như lithium 6 để hấp thụ neutrons. Trong thảm hoạ Chernobyl (xảy ra vào ngày 26/4/1986 tại NMĐNT Chernobyl, Ukraine thuộc Liên Xô cũ), do thiết kế sai và điều hành kém, hydrogen nổ ngay trong buồng áp suất bên trong lò phản ứng trước khi các thanh điều khiển kịp ngừng phản ứng dây chuyền, khiến toàn bộ lò nổ tung, văng tất cả nhiên liệu phóng xạ và các nguyên tố phóng xạ độc hại sinh ra trong phản ứng dây chuyền ra ngoài môi trường trong một vùng bán kính hơn 9 km.

Một vụ nổ như tại Chernobyl hầu như không có khả năng xảy trong sự cố NMĐNT Fukushima 1 bởi, từ lúc 14:48 ngày 13/3, ngay sau khi xảy ra động đất, hệ thống tắt tự động đã dừng ngay các phản ứng dây chuyền trong tất cả các lò. Khả năng các lò này phát nổ như một “quả bom bẩn” (dirty bomb) Chernobyl đã được loại trừ. Các vụ nổ khí hydrogen tại NMĐNT Fukishoma 1 đều xảy ra bên ngoài lò phản ứng, không làm hư hại hầm lò.

Việc khắc phục hậu quả của phóng xạ đã nhiễm vào khí quyển, đất, nước, thực vật là một vấn đề nghiêm trọng khác đối với Nhật Bản và sẽ kéo dài trong nhiều năm tới.

Wako city, 17/3/2011*)

_______________

Chú giải:

[1] Tới 30/3/2011 số người chết lên tới 11,232 vượt xa số người chết trong trận động đất tại Kobe năm 1995 (6,434), số người mất tích: 16,361, khiến trận động đất ngày 11/3/2011 trở thành thảm họa thiên nhiên gây nhiều tử vong nhất tại Nhật Bản kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến.

[2] Neutrons thoát ra trong phản ứng phân hạch có năng lượng khoảng 2 MeV (2 triệu electron-Volts), tức chuyển động với vận tốc khoảng 7% vận tốc áng sáng. Dù uranium 235 là nguyên tố fissile, tức có thể phân hạch bởi cả neutron nhanh (năng lượng khoảng từ 100 eV trở lên) lẫn neutron chậm (năng lượng vào khoảng từ 1 eV trở xuống), song tiết diện hấp thụ neutrons chậm của uranium 235 (~100 barns) lớn hơn khoảng 100 lần so với tiết diện hấp thụ neutron nhanh (~1 barn), và tiết diện phân hạch tăng theo hàm mũ khi năng lượng (vận tốc) của neutron giảm xuống. Vì thế trong các lò phản ứng NMĐNT các chất điều tiết (moderator) được dùng để giảm vận tốc neutrons, chuyển các neutrons nhanh thành neutrons nhiệt (thermal neutron, có năng lượng ~ 0.025 eV, tức chuyển động với vận tốc ~ 2 km/giây, khoảng 6 lần vận tốc âm thanh). Neutrons nhiệt tạo ra phản ứng phân hạch dây chuyền khi bị uranium 235 hấp thụ. Khoảng 75% số NMĐNT trên thế giới, trong đó có các lò tại NMĐNT Fukushima, dùng nước làm chất điều tiết; 20% dùng chì than (graphite), ví dụ như lò RBMK (Реактор Большой Мощности Канальный) đã bị nổ tại Chernobyl năm 1986; và khoảng 5% còn lại dùng nước nặng để giảm vận tốc neutrons.

[3] Đối với những lò đã chạy liên tục hơn 100 giờ, ngay sau khi lò được tắt, nhiệt dư chiếm khoảng 7 % toàn bộ nhiệt năng trong lò, 10 giây sau: giảm xuống còn khoảng 4 – 5 %, 1 phút sau: còn khoảng 3 – 4 %, 1 giờ sau: còn khoảng 1.5%, 1 tuần sau: chỉ còn khoảng 0.2% (Xem đồ thị, và một số kết quả tính toán).

[4] Ngày 30/3/2011 Cty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã tuyên bố sẽ tháo bỏ vĩnh viễn các lò 1 – 4 của Fukushima 1.

__________________

*) Đây là bản đã được hiệu đính và bổ sung chú giải so với bản đăng lần đầu tiên (vào ngày 17/3/2011). Tuanvietnam.Net, Tia Sáng, vietsciences, và Sinh viên Việt Nam cũng đã sửa lại theo bản trên đây. Các bloggers nào đã copied bài này về blogs của mình hãy dùng bản trên đây thay cho bản cũ.

78 bình luận to “Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai”

  1. Tin tức tổng hợp từ bbc vietnamese Says:

    Just wish to say your article is as amazing. The clarity in your post is simply nice and i
    could assume you’re an expert on this subject.
    Well with your permission let me to grab your RSS feed to keep updated
    with forthcoming post. Thanks a million and please continue the enjoyable work.

  2. matongthiennhiennguyenchat.wordpress.com Says:

    Woah this blog is wonderful i like reading through your site content. Sustain the nice operate! You recognize, lots of individuals want about in this info, you could potentially assist them to enormously.

  3. tủ điện Says:

    Remarkable things here. I am very glad to look your article.
    Thanks so much and I’m looking ahead to contact you.
    Will you please drop me a e-mail?

  4. Báo chí và cách đưa tin về thảm họa | Kyoto University Vietnamese Students Says:

    […] Việt Nam hay “bình loạn” của một số người đã buộc tôi phải viết bài “Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai”, mặc dù cho đến trước ngày 11/3/2011, cũng như nhiều người khác, tôi còn […]

  5. Nhà tưởng niệm nỗi nhục của báo chí « Nguyen Dinh Dang's Blog Says:

    […] của các “chuyên gia” về NMĐNT của Việt Nam đã buộc tôi phải viết bài “Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai”, mặc dù cho đến trước ngày 11/3/2011, cũng như nhiều người khác, tôi còn […]

  6. winwin Says:

    Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai thì chắc chắn rồi vì nó xẩy ra ở nước Nhật. Bên cạnh các thông tin được tổng hơp khá đầy đủ về sự cố Fukushima 1 của anh Đăng, thì các ý kiến phản biện của bác AYHA cũng rất nghiêm túc đấy chứ.

    Vượt qua những giây phút bàng hoàng, lo lắng ban đầu, giờ đây chúng ta hãy bình tâm quan sát, phân tích và tìm hiểu sự thật về thảm họa nguyên tử Fukushima 1.

    Bốn vụ nổ liên tiếp xẩy ra tại 4 lò phản ứng trong 1 nhà máy hạt nhân là một hiện tượng chưa có tiền lệ và các chuyên gia sẽ còn tốn nhiều nhiều thời gian để bàn về mức độ ảnh hưởng của nó…

    Chúc các bạn VN ở Nhật mọi sự may mắn !

  7. Nguyễn Hữu Viện Says:

    XÓA SỔ MỘT TÊN PHẢN QUỐC

    Chuyện liên quan tới vụ Hà Minh Thành bí ẩn đây: –

    Hacker “Sinh tử lệnh” xóa sổ blog MinhThanhjp? (Đặng Việt Khoa). “Hình như đây là blog của anh Hà Minh Thành, người từng gửi bài viết về nhân cách cậu bé 9 tuổi người Nhật Bản trong vụ thiên tai vừa qua đăng trên blog Phạm Viết Đào, được các báo dantri, vietnamnet, tuoitre, vovnews và hàng trăm blog đăng lại“.

    – Hacker tấn công trang điện tử của BBC? (Đất Việt).

    Tâm trạng: Vui vẻHacker “Sinh tử lệnh” xóa sổ blog MinhThanhjp?

    Đăng ngày: 30-03-2011

    Tình cờ tôi vào bog này theo link của 1 người bạn thì thấy như dưới đây: Blog bị xóa sạch sẽ bài và trên trang nhất treo cái bùa này. Nội dung cho thấy blog mới bị xóa hồi 15h42 ngày 30 tháng 3.2011. Hình như đây là blog của anh Hà Minh Thành, người từng gửi bài viết về nhân cách cậu bé 9 tuổi người Nhật Bản trong vụ thiên tai vừa qua đăng trên blog Phạm Viết Đào, được các báo dantri, vietnamnet, tuoitre, vovnews và hàng trăm blog đăng lại.

    Các blog hãy cảnh giác, bảo vệ mật khẩu, sớm sao lưu bài viết kẻo bị xoá.

    http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fia.360cyhf.lnubb.pbz/zvaugunauwc/negvpyr=3fzvq=3d656

    XÓA SỔ MỘT TÊN PHẢN QUỐC
    Đăng ngày: 15:42 30-03-2011
    Thư mục: Tổng hợp
    Nguồn trích dẫn (0) .
    1 Lời bình
    Cho dù vậy, minhthanh vẫn là minhthanh, và những người bị xóa sổ luôn đáng kính, chỉ có hacker là đáng thương và tội nghiệp… Trái tim biết thương yêu không có chỗ cho sự giận giữ!!!
    Lá bùa này được tạo bởi sự bất lực và thất bại, nhìn vào đó thấy một tâm hồn đang đau khổ, một chiến binh bại trận mà ngỡ mình thắng trận… tôi thương hắn vì hắn dành thời gian vào việc vô nghĩa, sao không ra ngoài giúp một ai đó sẽ có ích hơn chăng???

  8. Thư từ Nhật Bản #2 | Buratinoo Says:

    […] (Source: nguyendinhdang.wordpress.com) […]

  9. Hong Says:

    Kinh thua tien si Nguyen Dinh Dang,

    May hom truoc toi forward website cua tien si cho cô bạn tôi xem; cô vừa xem xong bai :
    Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai
    18/03/2011 bởi nguyendinhdang la gửi toi nói: hay quá . Đây la nguoi trẻ nen co nhung kien thuc nay, nhung viet tiếng Viet rành quá … vậy cũng khong phải nguoi quá trẻ … Nguoi này ở đâu ra? Tien si viet van gioi nhu vay , xin chỉ cho chung toi biet lam sao để viet van gioi …

    Toi cũng có đóng góp này.

    Everything Improve Your Writing Book [Kindle Edition]
    Pamela Rice Hahn

    On Writing the College Application Essay: The Key to Acceptance and the
    College of your Choice by Harry Bauld

    http://www.PatternBasedWriting.com

    Happier: Learn the Secrets to Daily Joy and Lasting Fulfillment [Hardcover]- sach khong phai? ve` viet van.
    Tal Ben-Shahar

  10. pham tuong can Says:

    Nếu VN sợ quá mà không làm điện hạt nhân thì dân tộc này sẽ mãi mãi làm “nô lệ”.Những con người ƯU TÚ và cả con cháu họ nữa mãi mãi thiếu tự do.Bình dân chúng tôi đã quyết việc còn lại của các nhà khoa học.Nếu họ có sai lầm thì con cháu chúng tôi không bao giờ oán trách.

  11. Linh Nguyen Says:

    Cám ơn anh Đăng nhiều.
    Cầu nguyện cho nước Nhật sớm tai qua nạn khỏi.
    Mong chính phủ VN rút ra được những bài học quý giá từ thảm họa này.

  12. Linh Nguyen Says:

    Chào anh Đăng

    Em có vài câu hỏi mong anh giải đáp.
    1. Theo anh thì phản ứng phân hạch đã dừng, giờ chỉ còn 3% nhiệt dư trong lò. Vậy phải làm lạnh bằng nước trong thời gian bao lâu thì lò sẽ nguội ở mức an toàn?
    2. Các KS đã nối được nguồn điện bên ngoài vào lò. Nhưng hình như ở một số lò hệ thống máy bơm nước làm lạnh bị hư hỏng không hoạt động được. Như vậy sẽ phải tiếp tục bơm nước từ ngoài vào để làm nguội máy? Và sẽ phải bơm như vậy trong thời gian bao lâu?
    3. Theo anh dùng nước biển bơm vào thì nước sẽ bị tích phóng xạ do có muối. Để tránh điều này người ta phải hoà acid boric vào nước biển. Nhưng cách đây mấy hôm em thấy người ta dùng hệ thống bơm nước liên tục từ biển vào lò. Như vậy boric acid được thêm vào bằng cách nào?
    4. Tại sao người ta lại đặt 6 lò gần nhau như vậy? Chỉ cần một lò bị thoát phóng xạ là những lò còn lại cũng sẽ rất nguy hiểm vì không ai dám đến gần.

    Rất mong anh dành thời gian giải thích cho em hiểu. Cám ơn anh nhiều.

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      1 – “Theo anh thì phản ứng phân hạch đã dừng, giờ chỉ còn 3% nhiệt dư trong lò.

      Vâng, khoảng 1 phút sau khi lò tắt. Đối với những lò đã chạy liên tục 100 giờ, ngay sau khi lò được tắt, nhiệt dư chiếm khoảng 7 % toàn bộ nhiệt năng trong lò, 10 giây sau: giảm xuống còn khoảng 4 – 5 %, 1 phút sau: còn khoảng 3 – 4 %, 1 giờ sau: còn khoảng 1.5%, 1 tuần sau: chỉ còn khoảng 0.2%.

      Vậy phải làm lạnh bằng nước trong thời gian bao lâu thì lò sẽ nguội ở mức an toàn?

      Dự đoán về thời gian lúc này hơi khó vì những vấn đề phát sinh được nói tới dưới đây. Song tôi cho rằng nếu được bơm đủ nước ngọt (press water) liên tục thì cũng phải ít nhất là 2-3 tuần nữa các lò mới có thể nguội duới ngưỡng an toàn. Hiện nay người ta đã bơm nước ngọt vào các lò 1 – 3. Ban đầu do thiếu nước ngọt, người ta đã buộc phải bơm nước biển như một biện pháp khẩn cấp. Song muối trong nước biển đã đọng lại quá nhiều, bám vào các bó thanh nhiên liệu, vào thành buồng áp suất trong các lò phản ứng, cản trở việc điều khiển nhiệt độ và áp suất. Đừng quên rằng sự cố xảy ra không chỉ bên trong lò mà còn tại bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, nằm bên ngoài lò. Người ta mới bơm được nước ngọt vào các bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng tại các lò 1 và 3, và dự định sẽ bơm nước ngọt vào các bể chứa tại các lò 2 và 4 vào Chủ Nhật (27/3).

      Hoa Kỳ đã gửi 2 sà lan chở nước ngọt từ căn cứ của Hoa Kỳ tại Yokosuna (tỉnh Kanagawa) tới Fukushima để bơm vào các lò. Mỗi sà lan dài 50 m, chứa 1100 tấn nước, được tàu của lực lượng phòng vệ Nhật Bản kéo hỗ trợ, đã xuất phát vào ngày 25/3, và sẽ tới cảng Onahama (tỉnh Fukushima) vào thứ Hai (28/3). Sau đó quân đội Hoa Kỳ sẽ dùng bơm để đưa nước thẳng từ sà lan vào bể làm lạnh chứa được 3500 tấn nước. Nếu nước ngọt hết, người ta sẽ tiếp tục vận chuyển như trên.

      2 – Phải bơm cho đến khi nào hệ thống bơm bên trong nhà máy được khôi phục hoạt động trở lại. Hiện nay vì độ phóng xạ bên trong quá cao nên công nhân không thể vào sửa chữa hệ thống bơm được. Hiện tại người ta đang phải tìm ra nguyên nhân vì sao nước tại hầm turbine lò số 2 lại bị nhiễm phóng xạ cực cao (Iodine 134: 2.9 tỉ becquerels/cm khối (Bq/cm3), iodine 131: 13 triệu Bq/cm3, cesium 134 và 137: 2.3 triệu Bq/cm3 mỗi loại), gấp khoảng 1000 lần độ phóng xạ trong nước tại hầm turbine lò 1 và 3, hay 1 triệu lần độ phóng xạ của nước chảy trong lò trong điều kiện hoạt động bình thường *). Người ta nghi phóng xạ cao như vậy có thể đã thoát ra từ bể giảm áp (suppression pool) bị hư hại trong lò 2. Ngoài ra người ta còn thấy nước biển cạnh nhà máy cũng bị nhiễm phóng xạ cao gấp 12 ngàn lần mức quy định (Hôm qua: gấp 18 ngàn lần). Người ta đang hút nước phóng xạ trong hầm turbine đổ vào bể ngưng. Đèn trong các phòng điều khiển tại các lò 1 – 3 cũng đã được bật sáng.
      ___________
      *) Đến tối Chủ Nhật 27/3 TEPCO thông báo số liệu phóng xạ của iodine 134 là sai, và họ sẽ đo lại. Tuy nhiên họ nói độ phóng xạ trong nước ở hầm turbine vẫn cao, khoảng 1000 milisieverts/h.

      3 –Boron trong boric acid có tiết diện lớn hấp thụ neutrons nhiệt. Vì thế thêm boric acid vào nước làm lạnh lò sẽ làm giảm sác xuất neutrons bị uranium 235 hấp thụ, như vậy tránh được khả năng đạt điểm tới hạn (criticality) xảy ra phản ứng phân hạch dây chuyền. Boric acid cũng được hoà vào nước trong bể chứa các thanh nhiền liệu đã sử dụng với một nồng độ đủ lớn để hấp thụ neutrons, tránh phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra trong các thanh nhiên liệu. Người ta đã bơm nước hoà boric acid vào các lò số 1 – 3. Dưới đây trích nguyên văn một đoạn trong báo cáo của TEPCO (Công ty điện lực Tokyo):
      Press Release (Mar 13,2011)
      Impact to TEPCO’s Facilities due to Miyagiken-Oki Earthquake (as of 1:00PM)
      (…)
      * Unit 1: (…) We started injection of sea water into the reactor core at 8:20PM, Mar 12 and then boric acid subsequently.

      * Unit 3: (…) After that, we began injecting water containing boric acid that absorbs neutron into the reactor by the fire pump from 09:25AM, Mar 13.

      Dịch:

      Thông cáo báo chí (13/3/2011). Ảnh hưởng của đại động đất tại tỉnh Miagi tới các nhà máy của TEPCO (tính đến 1 giờ chiều)
      (…)
      * Lò số 1: (…) Chúng tôi bắt đầu bơm nước biển vào lõi lò lúc 8:20 tối ngày 12/3, sau đó đưa boric acid vào.
      * Lò số 3: (…) Sau đó chúng tôi bắt đầu dùng bơm cứu hoả bơm nước chứa boric acid để hấp thụ neutron vào lò vào lúc 9:25 sáng ngày 13/3.

      4 – Theo tôi, lòng tham lam lợi nhuận tài chính đã đẩy người ta tới những quyết định ngu ngốc. Việc sắp đặt các lò gần nhau là nhằm giảm chi phí khi vận chuyển thiết bị, và giảm nhân công (Xem chi tiết tại đây). TEPCO đã từng báo cáo gian lận các số liệu kỹ thuật của NMĐNT Fukushima trong 200 trường hợp xảy ra trong hơn hai thập niên từ 1997 tới 2002. Tới năm 2007 TEPCO lại thông báo rằng còn nhiều sự cố đã xảy ra nữa nhưng chưa được báo cáo, trong đó có vụ phản ứng dây chuyền đã từng xảy ra bất thình lình vào năm 1978 và còn nhiều vụ khác trước đây đã bị che dấu. Những scandals như thế này đã khiến công nghệ điện nguyên tử cũng như chính sách năng lượng của Nhật Bản bị công luận Nhật Bản chỉ trích kịch liệt. Tuy nhiên TEPCO vẫn trơ trơ, không hề tỏ một sự cố gắng nào để làm rõ trách nhiệm của mình. Bạn nên hiểu rằng những kẻ ra quyết định, dù đó là bất cứ kẻ nào, cũng không nằm trong số các nạn nhân, trong số hàng ngàn người, hàng trăm ngàn người đang phải gánh chịu thảm hoạ, và hàng triệu người khác sẽ còn khổ sở năm này qua năm khác cho đến chết. Những kẻ ra quyết định như vậy, những kẻ đem số phận của hàng triệu người ra cá cược, đem quyền lợi quốc gia, quyền lợi nhân dân ra ngụy trang cho quyền lợi ích kỷ của mình, là những kẻ muôn đời đáng nguyền rủa.

  13. Linh Nguyen Says:

    Chào bạn TH

    Không cứ gì Tuổi Trẻ, rất nhiều báo chí ở VN có lẽ cũng đã “bị hố” trong vụ này.

    Đây là một version khác của bức thư (do anh HMT gửi cho blogger Phạm Viết Đào) đã được nhanh chóng dịch ra tiếng Anh để truyền bá đi khắp thế giới.
    http://newamericamedia.org/2011/03/letter-from-fukushima-a-vietnamese-japanese-police-officers-account.php

    Một bức thư như thế này được đặt trong hoàn cảnh nước Nhật hiện nay có sức mạnh như thế nào chắc các bạn làm báo biết rõ hơn ai hết.

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      Không chỉ ra tiếng Anh, bức thư của anh HMT còn được dịch cả ra tiếng Pháp nữa.

      Dưới đây là bản dịch (1) bài viết “Nhật Bản – một đất nước thực sự vĩ đại” của tôi, và (2) một phần lá thư của anh HMT, do ông Nguyễn Văn Ký – hiện giảng dạy văn minh và văn hoá Việt Nam tại Institut National des Langues et Civilisations Orientales, Paris – thực hiện.

      *

      Un des mes collègues m’a signalé l’existence d’un blog tenu par un Vietnamien résidant au Japon et qui travaille dans le nucléaire. Le témoignage de ce spécialiste comme celui d’un autre Vietnamien, officier de police, résidant également au Japon mérite notre détour. Comme l’ensemble des témoignages est long, j’ai choisi les passages les plus significatifs. Les Vietnamiens peuvent aller directement sur ce blog à l’adresse suivante:
      https://nguyendinhdang.wordpress.com/2011/03/13/nhật-bản-một-dất-nước-thực-sự-vi-dại/

      *

      Un vrai grand pays

      par Nguyen Dinh Dang

      Hier après-midi (13h40) il y a eu une explosion dans un bâtiment du réacteur n° 1 de la centrale Fukushima 1. La cause : l’hydrogène échappé du réacteur explose au contact de l’oxygène dans l’air, c’est la réaction exothermique appelée encore réaction de combustion. La centrale nucléaire de Fukushima qui se compose de deux ensembles Fukushima Daiichi (Fukushima 1) et Fukushima Daini (Fukushima 2), au total 10 réacteurs en fonction (6 à Fukushima 1 et 4 à Fukushima 2), est l’une des 25 plus grandes centrales du monde. La centrale est conçue pour résister au tremblement de terre de magnitude 7,9 sur l’échelle de Richter. Le tremblement de terre qui a secoué le Japon hier est de magnitude 9 sur l’échelle de Richter à l’épicentre qui se trouve à 126 km au large, et dépasse de 30 fois la résistance de la centrale. Quand les vagues ont atteint la terre ferme la puissance s’est ramenée à 6,9 – 7 sur l’échelle de Richter. L’explosion a fait voler en éclats le toit et l’ensemble du mur protégeant la partie haute du bâtiment, laissant seule l’armature en fer. Mais le réacteur n°1 n’est pas endommagé, les émissions nucléaires qui s’échappaient ne sont pas considérables. En réalité après l’explosion, les mesures ont montré qu’il y avait moins de rayonnements nucléaires après l’explosion qu’avant et la densité des rayonnements n’a pas augmenté. À l’heure actuelle l’exposition aux rayonnements nucléaires en une journée sur une personne à l’extérieur de la centrale a atteint le niveau maxima sans causer de problèmes de santé pour la personne pendant une période d’un an. Ce matin à 8 heures et demie les émissions nucléaires mesurées à l’extérieur de la centrale étaient de 1024 microsieverts, le double autorisé en l’espace d’une heure. Au bout d’une heure, ce chiffre s’est ramené à 70 microsieverts. Environ 200.000 personnes ont été évacuées au-delà d’un rayon de 20 km à partir de Fukushima 1 et Fukushima 2. Comme le noyau central des réacteurs n’a pas encore fusionné (ou cela commence seulement), mais qu’on ne sait pas comment les refroidir, on est donc toujours dans une situation de danger. On a pompé l’eau de la mer et l’eau fluviale pour refroidir les réacteurs n° 1 et n° 3 afin d’éviter que le noyau ne fusionne. C’est la dernière solution qui, sans doute, finit par mettre les réacteurs hors d’état d’usage pour toujours, pourvu que la catastrophe nucléaire n’ait pas lieu. Le Japon a décrété l’état d’urgence nucléaire. À partir de demain, 14 mars, le courant électrique sera coupé à tour de rôle sur l’ensemble du Kanto.

      Les billets d’avion pour le Vietnam ont tous été vendus, les Vietnamiens s’enfuient du Japon. Quant aux Japonais ils continuent à supporter patiemment, où pourraient-ils s’en aller ? Ils sont calmes. Les magasins de Tokyo continuent à ouvrir leurs portes. Les marchandises et denrées sont toujours en quantité. Les vendeurs continuent à se courber pour saluer poliment les clients. Celui qui encaisse continue à se détourner lorsque le client entre son code bancaire. À la télévision on voit de vieux papys évacués des immeubles écroulés sur le dos des militaires, qui continuent à répondre à l’interview tout souriants. Des femmes reçoivent des rations de riz distribuées dans un immeuble sans électricité et continuent à se courber pour remercier à la lumière des lampes de poche. Certains ont pleuré (les vieux et les enfants). L’ensemble des cabinets ministériels travaillent depuis vendredi, on peut le dire, 24h/24. Tout le monde, du premier ministre aux chefs de cabinet en passant par les ministres sont en uniforme bleu de protection des travailleurs quand ils apparaissent sur les écrans de télévision. Les informations et images sont mises à jour toutes les minutes. Les speakerines déjà mignonnes en temps normal sont encore plus distinguées avec leur air sérieux. Veste noire, couleur du deuil, sur chemise blanche, elles lisent distinctement les informations sans trace d’émotions dans la voix. Un pays dont les citoyens gardent le calme, la politesse, la dignité, l’ordre, la gentillesse dans un drame qui peut être comparé à la fin du monde, est un vrai grand pays.

      *

      Lettre de Fukushima

      par Ha Minh Thanh

      (…) Actuellement je suis désigné pour épauler la police japonaise de Fukushima, mon lieu de travail se trouve à 25 km des réacteurs de Fukushima. Je dis “épauler la police japonaise” pour assurer la sécurité, mais en réalité on ne fait ces jours-ci que ramasser les cadavres. La population locale s’est organisée en groupes autogérés pour s’entraider. Impossible donc pour quelqu’un de tenter de voler quoi que ce soit. La sécurité n’est pas un problème. Il y a beaucoup de morts. Nous nous contentons de prendre les empreintes de doigts, des photos, puis de recouvrir le corps avec une couverture avant de dire aux autres de les emmener pour les faire brûler. Le premier jour on était émus, certains policiers ont pleuré mais maintenant on n’a plus le temps pour être ému, ni pour pleurer. Hier il n’y avait plus de places pour brûler les corps, c’est terrible.

      Le journaliste chinois des « Informations du monde » m’accompagnait hier pour avoir des nouvelles, quand il est passé devant un immeuble qui s’écroulait, des billets de monnaie par milliers provenant sans doute de cet immeuble, s’écoulaient partout dans l’eau et s’étalaient au sol, il y en avait sans doute des millions de yen, mais personne n’en a ramassé ne serait-ce qu’un seul, voyant cela le journaliste chinois s’est exclamé: « Dans 50 ans l’économie chinoise sera sans doute en tête dans le monde, mais assurément la Chine ne sera jamais un grand pays car dans 50 ans le sens civique, l’esprit de solidarité, la morale des Chinois n’auront pas atteint ceux des Japonais d’aujourd’hui. J’ai honte d’être parmi les descendants de Confucius sans comprendre le sens de l’humanité comme eux.» Dans 50 ans les Chinois n’auront pas atteint le niveau de conscience civique des Japonais d’aujourd’hui, et pour nous autres Vietnamiens, il faudrait combien de temps?

      Ces derniers jours j’ai été témoin de beaucoup d’histoires émouvantes sur le sens de l’humanité dans une situation de désastre, mais il y en a une, qui m’a le plus touché à tel point qu’un adulte comme moi qui ai passé un doctorat à l’université Tohoku Dai avait honte devant une leçon d’humanité.

      Avant-hier soir, j’ai été désigné pour aller donner un coup de main à un groupe d’autogestion qui distribuait des vivres aux sinistrés dans une école. Parmi les gens qui faisaient la queue j’ai remarqué un enfant d’environ 9 ans qui n’avait sur lui qu’un sweat et un short. Il faisait froid et il était en fin de queue, j’avais peur qu’à son tour il n’y ait plus rien. J’ai donc parlé avec lui. Il me racontait qu’il était au cours de gymnastique quand la terre trembla et que le tsunami déferla. Son père qui travaillait pas loin de l’école, est venu le chercher, du balcon du troisième étage il voyait son père et sa voiture emportés par les flots, il est sans doute mort. Je m’informai sur sa mère. Il dit qu’ils habitent au bord de la mer, sa mère et ses frères n’avaient sans doute pas eu le temps de s’enfuir. Il s’est retourné ailleurs pour essuyer rapidement ses larmes quand je lui parlais de sa famille. Le voyant qui avait froid, j’ai enlevé ma veste de police pour le couvrir, ma ration alimentaire s’est trouvée par terre. J’ai ramassé ma ration pour la lui donner en disant: «Quand ce sera ton tour il n’y aura peut-être plus rien, c’est ma ration, j’ai déjà mangé, prends-la et mange pour ne pas avoir faim.» Le garçon accepta la ration en se courbant pour me remercier. Je croyais qu’il allait normalement manger sinon la dévorer, mais non. Il est allé déposer la pochette de vivre sur la table où les autres distribuaient et revint à la place qu’il occupait dans la queue. J’étais estomaqué et surpris, je lui ai demandé pourquoi, au lieu de manger, il était allé déposer les vivres là-bas. Il m’a répondu: «Il y a peut-être d’autres personnes qui ont plus faim que moi. Ainsi nos aînés vont distribuer équitablement à tout le monde. » Ayant entendu ces paroles je me suis détourné pour pleurer pour éviter que les autres ne me voient. Très touchant. C’est surprenant qu’un enfant de 9 ans, sans doute encore en CM1, donne une leçon d’humanité dans une situation de désastre à un adulte bardé de diplômes. Une leçon très émouvante sur le sens du sacrifice. Je pense qu’un pays avec des enfants de 9 ans qui savent déjà patienter, endurer les malheurs et se sacrifier pour les autres, est une grande nation. Ce pays se trouve aujourd’hui devant un désastre très grave, mais il s’en sortira grâce à des citoyens qui se sacrifient comme cet enfant encore d’âge tendre.

      […] Ma femme est japonaise, notre fille vient de terminer ses études à l’école d’infirmières et travaille en ce moment comme volontaire dans les actions humanitaires à Fukushima même. J’ai demandé à ma fille : “La situation a l’air grave, est-ce que tu veux partir au Viet Nam pour être à l’abri ?” Elle m’a répondu : “Aller où maintenant ? Autour de nous il y a des morts et des blessés par milliers. Et on a le coeur à partir ? Non tant pis. On verra bien.” J’ai appelé ma femme pour savoir ce qu’elle en pense, si elle voulait aller se mettre à l’abri au pays de son mari. Elle m’a répondu que sur les 36 stratégies militaires de Sun Tzu les Japonais n’en appliquent que 35, la dernière, “sauve qui peut”, ne peut pas s’appliquer ici, car étant sur une île, on ne sait pas où aller. Au pire, on se résigne à la mort…

      Mon destin est bien scellé à celui de ma deuxième patrie ; ni ma femme ni ma fille ne souhaitent partir, on n’aurait pas le coeur à partir seul en abandonnant ses responsabilités. Je suis déjà vieux, si j’absorbe quelques bouffées de résidus nucléaires, ça ne fait rien. J’ai beaucoup de dettes envers ce pays, c’est le moment pour moi de m’acquitter de ces dettes. (…)

  14. TH Says:

    Anh Đăng thân,

    Vụ ông HMT này cũng hơi lùm xùm anh nhỉ? Em thấy báo Tuổi Trẻ ở nhà cũng kêu là bị hố với ông này. Em thì thấy đó là câu chuyện hay và nó rất đúng với tính cách người Nhật nên nó hoàn toàn có thể xảy ra. Người làm việc này em thấy cũng có ý tốt là cổ vũ động viên mọi người, nhưng có thể cách làm hơi quá nên bị nghi ngờ ngay. Để ý thì thấy là người này chọn những blogger nổi tiếng (trong đó có anh) vì những blogger này có friend list rất rộng nên sức lan tỏa sẽ nhanh chóng. Mỗi version đều hơi khác nhau một chút và đều rất hợp lý, sửa chữa rất chính xác về cách xưng hô. Nếu là một ông cảnh sát đang bận tới như vậy thì liệu có thời gian làm việc này hay không?

    Anyway, em chỉ muốn trao đổi với anh suy nghĩ của em thôi chứ dù sao em vẫn thấy đó là một câu chuyện rất hay và rất cảm động và chắc chắn đã xảy ra ở đâu đó ở đất nước này. Em cũng cám ơn bài viết anh gửi trên blog của anh về nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Bên báo chí bọn em gặp nhiều vấn đề khác nhau hàng ngày mà không phải cái gì cũng biết rõ nên những bài diễn giải về chuyên môn như vậy với media rất cần thiết, giúp bọn em hiểu vấn đề rõ hơn rất nhiều. Ah, nhân đây em hỏi anh luôn một thắc mắc của em là nhà máy điện hạt nhân và nhà máy điện nguyên tử có phải là 1 không ạ? Trước nay em vẫn nghĩ hai từ hạt nhân và nguyên tử ở đây là như nhau, nhưng có người lại bảo em là khác hoàn toàn, nguyên tử là đời xưa, nay là hạt nhân. Em đâm ra nghi ngờ về hiểu biết của mình.

    Chúc anh khỏe và vui vẻ!
    TH

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      “nhà máy điện hạt nhân và nhà máy điện nguyên tử có phải là 1 không ạ? “

      Trả lời:

      Nguyên tử (atom) gồm hạt nhân nguyên tử (atomic nucleus) và các điện tử quay xung quanh. Hạt nhân nguyên tử do các hạt nucleons (protons và neutrons) tạo thành, “gắn” với nhau bằng lực tương tác giữa các nucleons (nucleon-nucleon interaction) hay lực hạt nhân (nuclear force).

      Các nhà máy điện nguyên tử hiện nay thực chất là nhà máy nhiệt điện song nhiệt không phải do đốt than hay dầu tạo ra, mà tỏa ra trong phản ứng dây chuyền (chain reaction) trong đó các hạt nhân nguyên tử uranium 235 (hay plutonium 239) bị vỡ ra khi bị neutrons bắn phá (phản ứng phân hạch = nuclear fission). Năng lượng này được dùng để chạy turbines phát ra điện. Trong tiếng Anh nhà máy điện như thế này được gọi là “nuclear power plant”, tức “nhà máy điện hạt nhân”. Trong khi đó, trong tiếng Nga, nó được gọi là “aтомная электростанция” tức “nhà máy điện nguyên tử”. Trong ngữ cảnh đó nhà máy điện nguyên tử đồng nghĩa với nhà máy điện hạt nhân. Tôi cho rằng tên gọi “nhà máy điện nguyên tử” ở Việt Nam có xuất xứ từ Liên Xô cũ *).

      Đối với vũ khí, người ta phân biệt bom nguyên tử (atomic bomb) và bom hạt nhân (nuclear bomb). Bom nguyên tử nổ do phản ứng dây chuyền như đã nói ở trên. Bom hạt nhân cần bom nguyên tử để kích hoạt phản ứng nhiệt hạch (thermonuclear reaction), trong đó năng lượng do các đồng vị cuả hydrogen (deuterium và tritium) hoà vào nhau (nuclear fusion) tạo ra lớn hơn nhiều so với năng lượng của vụ nổ bom nguyên tử. Bom hạt nhân vì thế còn được gọi là bom hydro. Bom nguyên tử và bom hạt nhân là hai loại vũ khí hạt nhân (nuclear weapons). Cái khó của ứng dụng phản ứng nhiệt hạch vào mục đích hoà bình như nhà máy điện nhiệt hạch là phải điều khiển được phản ứng nhiệt hạch. Vì thế hiện nay việc ứng dụng này còn đang trong tình trạng thử nghiệm. Năm 1997 Joint European Torus (JET) đã thành công trong việc giữ được phản ứng fusion trong từ trường (Magnetic confinement fusion) với năng lượng fusion khoảng 10 triệu watts trong vòng 5.6 giây. Nhà máy điện nhiệt hạch thử nghiệm đầu tiên dự định sẽ được xây dựng vào năm 2024.

      Có một loại vũ khí hạt nhân nữa gọi là bom neutron (neutron bomb) (do Mỹ thử lần đầu tiên vào năm 1963 tại Nevada). Loại bom này khi nổ sẽ gây ra bức xạ neutrons từ phản ứng nuclear fusion. Bức xạ neutron cuả bom neutron lớn hơn bức xạ neutron của bom nguyên tử với sức nổ tương tự khoảng 10 lần, vì thế bức xạ neutron của bom neutron có khả năng hủy diệt các cơ thể sống mạnh hơn bom nguyên tử.

      ___________
      *) Trong tiếng Nhật nhà máy điện nguyên tử được gọi là 原子力発電所 (nguyên tử lực phát điện sở).

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      Có phải tên thật của người viết lá thư nổi tiếng từ Fukushima là Hà Minh Thành không hay có phải anh ta là cảnh sát Nhật gốc Việt không đối với tôi không quan trọng. Câu chuyện anh ta kể mới là quan trọng. Việc thêm thắt chi tiết để làm câu chuyện trở nên hấp dẫn là tài nghệ của người viết. Nó không làm giảm tính chân thực của câu chuyện.

      Nếu phủ nhận ý nghĩa hay nội dung của câu chuyện chỉ đơn thuần là vì không xác minh được danh tính thực của người kể chuyện thì sẽ rơi vào ngụy biện căn nguyên (genetic fallacy) tức là phép ngụy biện trong đó kết luận được dựa trên nguồn gốc của cái gì đó hay một người nào đó (ở đây là anh Hà Minh Thành – người kể chuyện) hơn là ý nghĩa hay nội dung của chính câu chuyện. Nói cách khác, ngụy biện căn nguyên là loại ngụy biện căn cứ vào nguồn để phủ nhận nội dung.

      Hôm nay, trong giờ ăn trưa tại RIKEN, tôi đã kể lại câu chuyện “thằng bé chín tuổi” trong bức thư của anh Hà Minh Thành cho các đồng nghiệp Nhật của tôi nghe. Hai người trong số họ đã khóc. Họ nói, cho dù Hà Minh Thành chỉ là bút danh của một người Việt nào đó, và cho dù khó lòng một người gốc ngoại quốc lại có thể làm cảnh sát tại Nhật, họ vẫn cho rằng những câu chuyện tương tự như trong bức thư nói trên là hoàn toàn có thể xảy ra tại Nhật.

    • Tomo Says:

      Chào anh Đăng,

      Hoàn toàn đồng ý với anh là ông HMT là ai không quan trọng. Điều quan trọng là câu chuyện đó có thật không. Tôi cũng tin rằng những chuyện như ông HMT kể là hoàn toàn có thể xảy ra ở Nhật. Việc chúng ta khâm phục người Nhật và nước Nhật sau thảm họa này là hiển nhiên, không có gì phải nghi ngờ cả.

      Nhưng chính vì thế mà, trong nghìn vạn những câu chuyện có thật đáng ngưỡng mộ mà đáng lẽ chúng ta nên được biết thêm, tôi không muốn “được” nghe một câu chuyện thêu dệt, bất kể là chỉ thêu dệt thêm một chi tiết nhỏ nào. Do đó, không như anh, tôi không thể bỏ qua việc HMT là thật hay không, cho dù chuyện đó không quan trọng.

      Ngoài ra có một hệ lụy khác mà có lẽ anh chưa nghĩ tới. Có nhiều người đã ngỏ ý giúp đỡ vật chất cháu bé 9 tuổi thông qua ông HMT. Khi đó thì tính khả tín của ông HMT lại trở thành trung tâm của vấn đề. Nếu anh nêu vấn đề này với các bạn Nhật của anh, tôi tin rằng họ sẽ dừng lại một chút.

      • Nguyễn Đình Đăng Says:

        Ở Nhật chúng tôi gửi tiền giúp đỡ các nạn nhân động đất và sóng thần qua Hội Chữ Thập Đỏ Nhật Bản (Japanese Red Cross Society), hoặc thông qua viện, công ty nơi chúng tôi làm việc.

        Từ nước ngoài cũng có thể gửi tiền tới tài khoản do Hội Chữ Thập Đỏ Nhật Bản mở. Toàn bộ số tiền nhận được trong tài khoản này sẽ được Hội Chữ Thập Đỏ Nhật Bản chuyển tới Ủy ban phân phối (Distribution committee) tại tỉnh bị động đất để trực tiếp chuyển tới tay các nạn nhân động đất và sóng thần.

        Chi tiết xem tại đường link Japan/Earthquake Donation trên website của Hội Chữ Thập Đỏ Nhật Bản.

        Địa chỉ, điện thoại và email của Hội Chữ Thập Đỏ Nhật Bản:
        Japanese Red Cross Society
        National Headquarters
        Address: 1-1-3, Shiba Daimon, Minato-ku, Tokyo 105-8521
        Phone: 81-3-3438-1311
        Fax: 81-3-3435-8509
        E-mail: kokusai@jrc.or.jp

        Hội Chữ Thập Đỏ Nhật Bản được thành lập từ năm 1877. Chủ tịch danh dự của Hội Chữ Thập Đỏ Nhật Bản là Hoàng hậu Nhật Bản. Các phó chủ tịch danh dự là vợ chồng thái tử Nhật Bản, các hoàng tử và các công chúa Nhật Bản. Hội có 11,711,872 hội viên (individual members), và 173,360 tập đoàn – hội viên (corporate members).

    • Dung Nguyen Says:

      Tôi thấy cô Thu Hồng này thật kỳ quặc! Cô cố ý chứng tỏ mọi người thấy rằng nước Nhật cũng bạo loạn, tranh cướp, … rồi vụ HMT làm mọi người bị mắc nỡm v.. v. Cô làm vậy để làm gì nhỉ?

      Đã vậy cô còn vào blog ts NĐĐ để dò hỏi nữa, thật kỳ lạ!

      http://vn.360plus.yahoo.com/thuhong_1960/article?mid=2297&prev=-1&next=2294

      • Tomo Says:

        Chào anh Dung Nguyen,

        Tôi không phải là Thu Hồng. Nói một cách lịch sự là tôi hoàn toàn không ưa Thu Hồng và bất đồng chính kiến với Thu Hồng.

        Nhưng chuyện gì ra chuyện đó.

        Tôi không muốn bà con mình bám vào một câu chuyện mù mờ về nguồn gốc, trong khi nước Nhật có nghìn vạn câu chuyện có thật trăm phần trăm đáng được nghe và học hỏi.

        Tôi thấy như vậy mới là kỳ quặc.

      • Dung Nguyen Says:

        Xin lỗi độc giả Tomo đã hiểu lầm.
        Tôi không nói bạn là TH.

  15. PH từ Hà Nội Says:

    Hay thật. Một khi có nhân vật hoặc sự kiện ”nổi tiếng” thì ngay tức khắc sẽ có người tìm hiểu thực hư. Âu cũng là điều tất nhiên và tốt thôi, nếu là điều đó là thiện chí. Minh chứng được là điều mong muốn, nếu không, vì có những người không muốn nhìn không muốn nghe, vẫn cho đó là chuyện hư cấu nhằm mục đích tuyên truyền.

    Song, qua tất cả những gì đã xảy ra tại nơi gánh chịu thảm hoạ kinh hoàng (Sendai và các tỉnh lân cận đưa con số người chết đã kiểm thấy hiện nay lên tới 9400 người và số mất tích khoảng 13000 người), sự kiên cường, quyết tâm của chính quyền trung ương và địa phương cùng với người dân trên toàn Nhật Bản, thuộc mọi lứa tuổi, đã sát cánh bên nhau, gổng mình lên để đối đầu với thiên tai, việc ứng cứu gần đây nhất tại NMĐNT Fukushima mà cả thế giới hồi hộp theo dõi hàng ngày hàng giờ, và cuối cùng đã chứng kiến được kết quả, thì việc đặt một câu hỏi như trên là kỳ quặc. Từ đầu thảm hoạ tới nay, cả thế giới hướng về nước Nhật, kể cả những người trước nay ít có thiện cảm, và cả thế giới đều công nhận (nhờ mạng lưới thông tin hiện đại cực kỳ nhanh chóng) tinh thần cao đẹp của người Nhật. Họ đã chống chọi, đã quên mình, đã hy sinh; họ thực hiện điều đó bình tĩnh, một cách thầm lặng với một thái độ vừa bình dị, khiêm nhường, vừa hiên ngang, vừa tôn trọng người khác, vừa tự tôn giữ nguyên phẩm giá của mình trong những giây phút thử thách cam go nhất.

    Câu chuyện do Hà Minh Thành kể có thể chỉ là một trong nhiều, rất nhiều những sự kiện đã từng xảy ra và không chỉ những người trong cuộc đã được chứng kiến, mà kể cả các cư dân mạng và người dân thường, bằng con đường thông tin đại chúng, cũng không thể nhắm mắt làm ngơ, mà phải khâm phục.

    • Tomo Says:

      Việc khâm phục người/nước Nhật với việc hỏi xem anh HMT hay chuyện của anh HMT có thật hay không là hai việc khác hẳn nhau.

  16. pham tuong can Says:

    Chữ Tâm bị hiểu lầm. Tại sao không có ai hỏi về những việc sắp sảy ra? Ví dụ động đất lớn sẽ xảy ra ở đâu? Người Việt mình thích chuyện quá khứ nhiều quá! Những việc từ lúc này trở về trước không thể thay đổi được. Chúng ta nên nói về tương lai, TÔI THẤY THIẾT THỰC HƠN.

  17. Tomo Says:

    Xin lỗi anh Đăng,
    Anh nghĩ anh Thành có phải là nhân vật có thật không? Tôi thấy nhiều điều anh Thành nói hơi khó tin. Đã có nhiều người tìm cách liên hệ với anh Thành mà không được, kể cả ĐSQ VN ở Nhật

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      Chào anh/chị Tomo,

      Tôi chưa bao giờ hân hạnh được gặp anh Hà Minh Thành (HMT). Tôi biết anh HMT cũng như biết anh/chị Tomo vậy, có nghĩa là thông tin duy nhất tôi nhận được từ anh HMT là các phản hồi anh HMT gửi vào bài này và bài “Nhật Bản – một đất nước thực sự vĩ đại“. Trong số các phản hồi đó đó có bức thư đã trở nên “nổi tiếng” sau khi các báo trong nước và ngoài nước đồng loạt đăng lại dưới nhiều dạng khác nhau. Tôi không gửi bức thư đó cho bất cứ tờ báo nào trong nước cũng như ngoài nước. Một số tờ báo đã copied trực tiếp từ blog của tôi ra, một số từ các nguồn gián tiếp khác. Vài tờ báo có gửi email xin phép tôi cho đăng lại. Đối với những báo xin phép đăng lại, tôi đều nói họ liên hệ với anh HMT qua email của anh HMT mà tôi nhận được khi duyệt đăng phản hồi của anh ấy. Về phía tôi, tôi không thấy có lý do gì để từ chối. Theo chủ quan của tôi, những chuyện anh HMT kể (trong phản hồi anh HMT gửi vào bài của tôi) là hoàn toàn có thể xảy ra. Anh HMT sau đó đã trực tiếp trao đổi với một số tờ báo, ví dụ TuanVietnam, trong bài “Hồi âm của của ông hà Minh Thành, cảnh sát Nhật gốc Việt” tại đường link http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-03-19-hoi-am-cua-ong-ha-minh-thanh-canh-sat-nhat-goc-viet. Hôm nay nhấn vào đường link này thì không thấy bài đó đâu nữa, nhưng vẫn còn có thể đọc được cached tại đây.

      Tôi không có thẩm quyền phán xét về tính xác thực cuả những phản hồi cũng như các tác giả của chúng. Tôi cũng không nhất thiết chia sẻ quan điểm của tất cả các phản hồi.

      • Đinh Trọng Hiếu (Paris) Says:

        Kính thưa ông,

        Tôi vừa nhận được thư của ông về việc ông Hà Minh Thành có thật hay không. Lôi thôi nhỉ. Nếu thật sự là ông Hà Minh Thành chỉ là một người «ảo» thì những sự việc kể ra trong thư của ông ta cũng vẫn có thể xảy ra được, chỉ có một điều là cái «may» tôi tưởng ông được gặp lại là «không may». Nhưng không sao.

        Riêng tôi thì chắc chắn là ông (Nguyễn Đình Đăng) có thật. Còn nếu bây giờ cái người tôi đã gặp và trao đổi thư từ từ mấy năm nay lại là «ảo» thì cái «ảo» kia cũng có thể có thật. Nếu cái «ảo» nói trên (Hà Minh Thành ảo) có thật, thì đúng là có một số «hỏa mù» đang được tung ra. Nhưng tôi nghĩ rằng: cũng có thể ông Hà Minh Thành đang bị nhiễm xạ, nên không trả lời ai. Việc ĐSQ không liên lạc được chẳng là biểu hiện của sự kiện gì, ngoại trừ cái ù lỳ của mọi ĐSQ CHXHCNVN.

        Hy vọng qua những cái «ảo» này, chúng ta sẽ tìm ra được sự thật. Để tránh những thư từ «ảo» ký tên tôi, xin ông xem kỹ chữ ký của tôi mỗi lần, nhưng trong trường hợp người ta muốn mạo như vậy, thì tôi cũng đầu hàng! Đúng là người thật đầu hàng người ảo, nhưng như vậy có thể cũng chỉ là đầu hàng ảo, không sao.

        Nay kính,

        ĐINH Trọng Hiếu

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      Một người bạn (có thật) của tôi sống tại Tokyo đã searched trên mạng và tìm thấy trang blog sau đây của anh Hà Minh Thành: http://haminhthanhjp.blogspot.com/ với lời tự giới thiệu bằng tiếng Việt như sau:

      Tốt nghiệp cao học Đại học Đông Bắc, chuyên ngành Cơ khí Hệ Thống học. Học vị Tiến sĩ Công học. Tốt nghiệp đại học Chuo chuyên ngành Luật Hình sự. Hiện đang làm việc tại Phòng 2, Ban điều tra tội phạm quốc tế thuộc Sở Cảnh sát tỉnh Saitama. Chức vụ : Phụ tá cảnh Bộ trưởng.

      • Tomo Says:

        Xin cảm ơn anh Đăng.

        Tôi cũng đã tìm ra blog đó của ông HMT, đọc các bài của ông HMT viết về vụ Lão Sơn từ xưa, đọc các bài và bình luận khác từ blog của tác giả Phạm Viết Đào về HMT. Và tôi vẫn có thắc mắc như đã hỏi.

        Ngoài sứ quán VN ở Nhật, ít nhất ba người bạn tôi đã tìm cách liên lạc với ông HMT mà không được. Khi thì điện thoại của ông được giao cho con gái ông. Chắc là ông HMT rất bận, một cái ảnh cũng không gửi báo chí.

  18. Nguyễn Hoàng Lan Says:

    TS Đăng thân mến,

    Cám ơn TS về bài viết hữu ích.
    Xin TS cho biết khả năng nhiễm phóng xạ thứ cấp từ người qua người là như thế nào ạ? Giả sử một lượng lớn người từ vùng phóng xạ đổ về các khu vực công cộng với mật độ người cao (nhà ga, phi trường, nhà cứu tế, vv…) thì mức độ lây nhiễm phóng xạ ra sao ạ?

    Xin cám ơn TS.
    Chúc TS và gia đình mạnh khỏe.
    Nguyễn Hoàng Lan

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      Câu hỏi của bạn có thể tóm tắt thành:
      Phóng xạ có truyền nhiễm không?

      Trả lời:

      Những người bị nhiễm phóng xạ bên ngoài, khi tiếp xúc với người khác hay đồ vật có thể làm người hay vật họ tiếp xúc nhiễm phóng xạ. Ví dụ những người có bụi phóng xạ trên quần áo có thể làm dính bụi đó sang những người khác qua đụng chạm, ôm ấp, hay khi người khác ngồi vào ghế những người nhiễm phóng xạ trên quần áo đã ngồi v.v.

      Những người bị nhiễm phóng xạ bên trong có thể làm những người bên cạnh lây nhiễm thẳng bởi phóng xạ phát ra từ cơ thể họ (nếu nhiễm rất nặng. Xem ví dụ 2 bên dưới), hoặc qua tiếp xúc với các chất thoát ra từ người họ qua đường bài tiết hay quan hệ sinh dục.

      Ví dụ:
      1) Sau khi cựu điệp viên Nga Alexander Litvinenko bị ám sát bằng polonium-210 vào tháng 11/2006, nhà chức trách Anh đã tuyên bố kiểm tra độ phóng xạ trong 3 người khác có liên quan tới Litvinenko. Polonium-210 phân rã alpha (hạt nhân nguyên tử Helium) thành Pb-206, hạt nhân bền vững

      Po210 –> Pb206 + He4

      Hạt alpha có khả năng đâm xuyên rất yếu, có thể bị chặn bằng một tờ giấy, nên chắc chắn không thể thoát ra khỏi cơ thể Litvinenko. Tuy nhiên polonium nhiễm trong máu của Litvinienko có thể truyền sang người khác qua dịch thoát ra từ cơ thể anh ta như đã nói ở trên. Các bác sĩ đã phát hiện ra polonium trong nước tiểu của Litvinenko [1].

      2) Trong thảm hoạ tại NMĐNT Chernobyl năm 1986, những người lính cứu hoả cảm tử Xô-Viết không hề có quần áo bảo hộ chống phóng xạ, không được trang bị máy đo phóng xạ, đã xông vào dùng nước dập lửa, dùng tay lôi các thanh graphite bắn ra từ lõi lò và dùng chân gạt các mảnh vỡ. Hai tuần sau nhiều người trong số họ đã chết trong bệnh viện. Phóng xạ nhiễm vào họ mạnh tới mức làm mắt của một người chuyển từ màu nâu sang màu xanh. Một người khác bị nhiễm phóng xạ mạnh đến nỗi tim của anh bị bỏng rộp. Vì cơ thể họ bị nhiễm phóng xạ quá nặng, người ta đã phải chôn họ trong những quan tài làm bằng chì đậy nắp hàn kín [2,3].

      *

      Như đã đề cập trong bài, Fukushima 1 không phải là Chernobyl. Mức độ nghiêm trọng của sự cố Fukushima 1 thấp hơn nhiều so với Chernobyl (Xem phân tích chi tiết trong [3]). Trong sự cố tại Fukushima 1, động đất đã không làm hư hại các lò phản ứng, mà chỉ làm hỏng hệ thống điện và một phần hệ thống bơm, khiến các máy bơm không thể chạy được để làm lạnh các thanh nhiên liệu, dẫn đến việc tan chảy một phần các thanh nhiên liệu trong lõi lò và bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, và việc áp suất tăng khiến phải xả bớt khí ra gây ra nổ hydrogen. Việc tất cả các lò đã được tắt ngay sau khi động đất xảy ra và việc giữ được hầm lò nguyên vẹn trong những giờ đầu tiên đã làm giảm mức độ nghiêm trọng xuống vài lần. Sau đó, việc chính phủ đã ra lệnh kịp thời di dân ra ngoài vùng bán kính 10, 20 rồi 30 km đã giảm thiểu tai hoạ bị nhiễm phóng xạ trong nhân dân. Nguy hiểm lớn nhất tại sự cố Fukushima 1 nằm ở các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng trong bể chứa, nhưng chúng đều đã nằm đó khoảng hơn 3 tháng nay rồi, có nghĩa là độ phóng xạ của chúng đã yếu hơn của Chernobyl khoảng 100 lần.

      Hôm nay độ phóng xạ đo được tại Tokyo là khoảng 0.25 microsieverts/h, tức chỉ cao hơn năm ngoái khoảng 1.7 lần (Xem số liệu chi tiết tại đây). Con số này vẫn còn thấp hơn độ phóng xạ trung bình trong môi trường tự nhiên tại Bắc Mỹ, 2600 microsieverts/năm, tức khoảng 0.3 microsieverts/h, hay trên toàn thế giới, 2400 microsieverts/năm, tức 0.27 micorsoeverts/h.

      Tài liệu tham khảo:
      [1] Daniel Engber, Is Radiation Contagious?, Slate, 27/11/2006
      [2] Book review: Grigori Medvedev, The truth about Chernobyl
      [3] Lois Beckett, Six Ways Fukushima is Not Chernobyl, Propublica, 18/3/2011.

  19. Linh Nguyen Says:

    Chào anh Đăng, chào anh Thành

    Thỉnh thoảng vẫn vào thăm blog anh Đăng nhưng hôm nay mới comment.

    Tôi nghĩ cũng nên thông cảm cho người nước ngoài bỏ chạy khỏi Nhật. Họ bị tác động không những bởi những cảnh rùng rợn trên TV hàng ngày mà còn bởi khuyến cáo của ĐSQ các nước tại Nhật. Rất nhiều ĐSQ các nước châu Âu không những khuyến cáo công dân mình sơ tán khỏi vùng động đất mà còn khuyên rời khỏi nước Nhật ngay lập tức. Người Nhật có thể hơi buồn trước cảnh này nhưng thực ra việc người nước ngoài tạm thời rời khỏi Nhật lúc này là việc làm có ích. Trừ phi họ đang đảm trách những nhiệm vụ quan trọng, việc họ ở lại lúc này chỉ làm tình thế trầm trọng hơn: thiếu thực phẩm, thuóc men, giao thông tắc nghẽn, vv.

    Riêng những bạn nào chót dại rời nước Nhật mà không xin tái nhập quốc thì vẫn có thể xin lại visa tại ĐSQ Nhật nếu được nhà trường chứng nhận đang tại học.

    Còn về ĐSQ VN tại Tokyo thì tôi nghĩ anh Thành đã có phần cực đoan khi đánh giá về họ. Cũng giống như nhiều ĐSQ khác khi gọi ĐT đến liên hệ thường thì chúng ta sẽ được nghe một giọng ghi âm sẵn, nghe hết thì sẽ biết phải bấm số nào tiếp (naisen bango) để được chuyển đến bộ phận phù hợp. Cách làm này là cần thiết vì hàng ngày có rất nhiều người gọi đến hỏi đủ thứ việc khác nhau. Cái dở của ĐSQ VN là họ soạn nội dung ghi âm không thích hợp: phải nghe hết lần lượt 3 thứ tiếng Nhật, Việt, Anh rồi mới biết phải làm gì tiếp theo. Vì vậy nhiều người tưởng là không có ai trực nên tắt máy giữa chừng. Vào webpage của ĐSQ tôi thấy họ cũng cố gắng cập nhật thông tin động đất hàng ngày, ngoài ra còn lập đường dây nóng để người Việt liên hệ, cụ thể:

    1. Thư điện tử: vnembassyjp@gmail.com
    2. Điện thoại:
    – Văn phòng ĐSQVN tại NB: (0081) – 3-3466-3311
    – Ban QLLĐVN tại NB: (0081) – 3-3466-4324
    – Bộ phận QL lưu học sinh VN tại NB: (0081) – 3-6868-7517

    Mọi người có thể vào website dưới đây tìm hiểu thêm:
    http://www.mofa.gov.vn/vnemb.jp/vi

    Cũng cần phải nói thêm là thiết kế của website chưa thích hợp lắm. Đáng lẽ thông tin về đường dây nóng phải được đặt ở đầu trang ngay chỗ dễ thấy nhất. Đằng này trang đầu tiên lại là lời chào của đại sứ.

    Vài dòng góp ý. Mong anh Đăng anh Thành tiếp tục trao đổi thông tin. Sẽ rất có ích cho người Việt.

    • go2eva Says:

      Những điều anh Linh nói nghe có vẻ là đúng, nhưng sự thật thì không phải thế. Việc lập trang web hay đưa thông tin mập mờ chính là 1 cách che đậy để họ còn có cửa mà làm ăn.

      Thú thực với anh Linh là cả ĐSQ và LSQ VN ở Nhật đều là 1 tập hợp những con mọt ăn tiền. Đặc biệt là ăn tiền của Lưu học sinh và hơn nữa là của người Nhật khi họ làm visa. Những việc làm này đã bị sinh viên tụi tôi biết rõ hơn ai hết. Nếu anh giỏi tiếng Nhật thì anh có thể tìm hiểu người Nhật họ nói gì trong blog của họ về ĐSQ và LSQ VN.

      Xin lỗi anh Đăng vì đã comment không đúng chỗ. Bài viết của anh thực sự rất bổ ích.

      Cám ơn Anh Đăng và mong anh tiếp tục có những bài viết hay như vậy.

      • Linh Nguyen Says:

        Chào bạn Go2eva

        Chuyện gì ra chuyện đó bạn ạ. Ở đây ta đang bàn về chuyện ĐSQ ứng phó với động đất ở Nhật. Lấy việc khác để phủ nhận sạch trơn những cố gắng (còn hạn chế, tất nhiên) của họ như bạn là thiếu khách quan và không công bằng.

        Cũng chẳng cần phải là LHS như bạn mới biết được có sự mập mờ. Chỉ cần vào mục “lệ phí” trong website ĐSQ là biết. Cứ như bí mật quốc gia ấy. Ai đọc được chết liền.

      • go2eva Says:

        Anh Linh

        Đúng là chuyện nào ra chuyện đó. Nhưng ý chung là không nên tin vào ĐSQ và LSQ. Họ là những người ta không nên đặt lòng tin vào. Đặc biệt những trí thức ở Nhật, được học trong một môi trường văn minh thì lại càng không nên tin vào những con người tham nhũng này.

        Trong trường hợp động đất, sóng thần, tại nạn hạt nhân thế này, thì tốt nhất là những LHS hay sinh viên nên hỏi thông tin từ các chuyên gia như anh Đăng hay những người làm việc tận tình như anh Thành, rồi phổ biến cho nhau. Chứ đi hỏi mấy ông tham nhũng đó thì em e rằng độ tin tưởng là cực kì thấp.

        Go2eva

  20. Hà Minh Thành Says:

    Xin cám ơn anh Đăng về bài viết này. Bài viết của anh khiến tôi yên tâm hơn ở cái vùng nguy hiểm 20km xung quanh khu vực nhà máy Fukushima 1 này, cái vòng tròn màu vàng trên TV ngày nào chắc cũng chiếu đó anh. Hôm qua bác sĩ khám xem chúng tôi có bị nhiễm phóng xạ không ? Ơn trời, không có người nào dính cả dù lăn lộn trong cái vùng chết chóc này 10 ngày nay. Chúng tôi ở đây không sao thì chắc bà con mình ở các vùng an toàn khác sẽ không hề hấn gì.

    Nhưng mà tiếc quá anh Đăng ơi. Tôi chỉ tiếc là bài viết này anh cho nó ra đời trể 1 tuần. Nếu anh cho nó ra đời sớm một tuần thì chắc anh đã cứu đời sống kinh tế và gia đình cho cả chục ngàn người VN ở Nhật này và thân nhân ở VN của họ chứ không đến nỗi bỏ của chạy lấy người như mấy bữa nay. Từ hôm qua có rất nhiều em du học sinh đã chạy về đến VN gửi mail hỏi tôi làm cách nào giúp các em quay trở lại Nhật để đi học vì khi hoảng sợ quá bỏ chạy thì các em đã không xin giấy Tái nhập quốc Nhật. Ôi , tôi cũng chịu thua, vụ đó thuộc bên Sợ Nhập quốc của Bộ Tư pháp chứ tôi đâu biết. Ngay từ tuần trước cho đến hôm nay nhiều em kể cho tôi nghe thông tin là họ hoảng sợ ngoài lý do động đất , sóng thần và phóng xạ còn có thêm nỗi lo vì có thông tin khoảng 50 người gồm có phần nhiều nhân viên Đại sứ quán VN ở Tokyo và gia đình bỏ chạy trong chuyến bay đầu tiên của VNA kể từ sau động đất do một em du học sinh là con cháu của các nhân viên Đai sứ quán khi bỏ chạy về đến VN gửi mail cho họ, sau đó thông tin này lan truyền trong đám du học sinh và tu nghiệp sinh vậy là họ hoảng loạn càng hoảng loạn thêm, ngay đến cả một số em đang là giảng viên đại học, kiến thức đầy mình cũng bỏ hết chạy về VN, nhiều em than với tôi là mới thi đậu Đại học, học phí nhập học vừa đóng xong, giấy tờ nhập học chưa làm gì hết, bỏ chạy về VN bây giờ muốn quay lại cũng không được vì không có giấy tái nhập quốc , mà nhiều đứa ở tận Nagasaki lận đâu có dính líu gì trên này. Khổ thiệt. Cái dân mình nhiều người học cao còn hơn dân người ta mà lại không chịu sống suy lý cứ nghe đồn là chạy, tôi nghĩ không ra được.

    Sáng hôm qua tôi đọc báo Asahi trong mục Thiên thanh nhân ngữ người tổng biên tập việt một câu đọc nghe thấy đau, không biết anh đọc chưa. Tôi không nhớ chính xác lắm toàn nội dung nhưng mà cái câu khiến tôi cảm thấy đau đó đại khái là như vầy “Bây giờ nếu lên Ginza, thành phố sầm uất nhất Tokyo, chúng ta sẽ không còn thấy bóng dáng của người ngoại quốc, không chỉ khách du lịch, người đến Nhật công tác mà ngay cả các nhân viên ngoại giao của nhiều nước ngoại quốc đã bỏ chạy khỏi Nhật. Điều đó gợi cho chúng phải khắc ghi một điều rằng chúng ta cảm tạ nhân dân ngoại quốc đã chia sẻ tâm tình với nhân dân trong vùng thảm họa. Nhưng muốn tái thiết quốc gia sau cơn thảm họa, chúng ta phải dùng bằng chính sức lực của mình, không thể nghĩ đến việc nhờ vả sự giúp đỡ của ai, một điều mà chúng ta tưởng đã quên sau hơn nửa thế kỷ”.

    Đọc rồi nghe rờn rợn đó anh. Một điều huấn thị của thế hệ người Nhật đi trước nhắc cho lớp con cháu nhưng với tôi thì tôi cảm giác đó là một sự trách móc nhẹ nhàng của người Nhật với những người ngoại quốc đã đến sống và làm việc ở đây. Một cái câu nghe có cảm giác như câu “Khi vui thì vỗ tay vào. Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai” của dân Việt mình quá. Tôi cảm giác có một chút gì đó bi phẫn trong nỗi niềm của người tổng biên tập đó cũng giống nỗi bi phẫn tột cùng của tôi hôm mới lên đây công tác vậy. Muốn tìm kiếm thông tin chính xác của người Việt mình để dễ tìm kiếm cứu họ nhưng mà tìm không ra một nhân viên đại sứ quán nào của VN, gọi điện thoại cho Đại sứ quán VN cả chục lần để hỏi thì không một ai bắt máy. Trong khi nhân viên đại sứ quán Singapore, Indonesia, Thailand họ có mặt tại khu vực này vào ngay ngày hôm sau động đất với danh sách tên tuổi, địa chỉ toàn bộ công dân của họ ở vùng này và yêu cầu cảnh sát phải hỗ trợ họ tìm kiếm cũng như dọn dẹp vùng trống để họ lập cầu hàng không bằng trực thăng tư nhân thuê lên đây để di tản dân của họ. Họ cũng Đông Nam Á như dân mình nhưng sao họ làm hay quá. Chỉ có vài giờ đồng hồ là họ di tản hết dân của họ khỏi vùng nguy hiểm còn đại sứ quán VN thì bỏ chạy trước dân. Kiếm giùm được 3 chiếc xe chạy lên đón công dân sau khi các em học sinh phải kêu gọi đến cả đài BBC nhờ vả mà tự hào ca ngợi báo chí,TV trong nước đăng rình rang khiến tôi không hiểu họ còn có lòng tự trọng nữa hay không biết.

    Vài dòng chúc anh chị khỏe. Hẹn gặp anh ở Saitama nếu anh có thời gian rảnh. Anh ở Wakoshi phải không, nếu vậy thì cũng gần chỗ tôi. Tôi ở 和光市本町.

    Hà Minh Thành

  21. Nguyen Viet Trung Says:

    Anh Đăng kính,
    Nhân đọc bài văn thật cảm động của anh Thành bạn anh. Tôi muốn liên lạc vơi anh Thành để liên lạc với cháu bé 9 tuổi. Nếu nó chịu về Mỹ thì vợ chồng tôi sẽ nuôi cháu ăn học nên người. Anh có thể cho tôi xin email của anh Thành đặng tôi có thể liên lạc trực tiếp.
    Xin cảm ơn anh nhiều.
    Trung Nguyen
    Email cua tôi nguyen_trung_viet@charter.net

  22. FUKUSHIMA 1 KHÔNG PHẢI LÀ CHERNOBYL THỨ HAI (Nguyễn Đình Đăng) « Ngoclinhvugia's Blog Says:

    […] https://nguyendinhdang.wordpress.com/2011/03/18/fukushima-1-khong-ph%E1%BA%A3i-la-chernobyl-th%E1%BB%… […]

  23. FUKUSHIMA 1 KHÔNG PHẢI LÀ CHERNOBYL THỨ HAI (Nguyễn Đình Đăng) « Ngoclinhvugia's Blog Says:

    […] Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai […]

  24. Dr Nikonian Says:

    Xin lỗi bác chủ nhà, cho em có mấy lời với bác ayha:

    Thưa bác, em không phải là dân vật lý, nên vào đây chỉ biết dựa cột mà nghe. Các bác tranh luận thẳng thắn với nhau, em không thể, và không dám phân định đúng sai. Tuy nhiên, em ủng hộ sự tranh luận khoa học thẳng thắn, công tâm và nhất là không khích bác cá nhân.

    Cái cách bác viết comment, em không dám nhận xét về góc độ chuyên ngành. Chỉ ghi nhận là nó gây cho người đọc một cảm giác về kiểu tranh luận argumentum ad hominem (công kích cá nhân – cho phép em khỏi dẫn chứng dài dòng trong nhà bác Đăng). Ta nên tránh cái này cho nó lành bác ạ!

    Cảm ơn bác.

  25. pham tuong can Says:

    Cám ơn bác. Bác nhân hậu quá! Bình dân chúng em cũng hiểu được cái TÂM của bac vơi Quê hương. Cho em hỏi thêm một câu nữa: Giả sử nếu nước NHẬT khủng hoảng trầm trọng lâu dài thì VĂN HÓA của họ được ca ngợi như hiện tại không. Bình dân (số đông) chúng em nên làm gì cho đúng để thể hiện tình cảm với nhân dân NHẬT (tên thật của em đấy bác đừng hiểu lầm nhé).

  26. pham tuong can Says:

    Chào bác Đăng. Em là công nhân thôi. Em hỏi một câu. Nếu các nhà khoa học quên một cái gì đấy, ví dụ: động đất tiếp thì có sao không. Em có cậu em đang làm việc bên đó.

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      Câu hỏi của bạn khó có ai có thể trả lời được.

      Người ta có thể dự báo được sóng thần (tsunami), là hiện tượng thủy triều tiếp theo, do đáy biển bị biến dạng dịch chuyển đột ngột ngay sau khi động đất đã xảy ra. Nhưng người ta không thể dự báo chính xác khi nào động đất sẽ xảy ra và sức mạnh của nó chính xác là bao nhiêu.

      Đã 25 năm nay Nhật Bản chờ đợi trận đại động đất có tên trận động đất Tokai. Như bạn có thể đã biết, động đất có thể xảy ra bất cử lúc nào và ở bất cứ nơi đâu trên nước Nhật, nhưng phần nguy hiểm nhất trên nước Nhật là phần quay ra Thái Bình Dương của đảo Honshu. Phần này nằm rất gần Tokyo về phía nam. Đây là nơi tiếp giáp của 4 phiến địa tầng: phiến địa tầng Philippine (Philippine plate), phiến địa tầng Âu-Á (Eurasian plate), phiến địa tầng Thái Bình Dương (Pacific plate), và phiền địa tầng Bắc Mỹ (North American plate). Các phiến địa tầng này không nằm yên mà liên tục dịch chuyển với tốc độ khác nhau. Phiến địa tầng Thái Bình Dương dịch chuyển nhanh nhất, khoảng 8 cm mỗi năm. Phiến địa tầng Philippine: khoảng 6.4 cm/năm. Các phiến địa tầng Âu-Á và Bắc Mỹ: khoảng 1 cm/năm. Phiến địa tầng Philippine, là lớp vỏ đại dương (oceanic crust), dịch chuyển chui xuống dưới phiến địa tầng Âu-Á, là lớp vỏ lục địa (continental crust). Loại đường biên tiếp giáp như thế gọi là đường biên phá hủy phiến địa tầng (destructive plate boundary). Chuyển động của 2 – 3 phiến địa tầng như vậy gây ra động đất tại đường biên tiếp giáp của chúng.

      Dựa trên các số liệu động đất từng xảy ra trong nhiều thế kỷ tại Nhật Bản và các nước quanh vùng, các nhà điạ chất Nhật Bản đã vẽ ra bản đồ, trong đó chỉ ra các đốt trong các vùng dễ bị co rút, gãy vỡ thường xuyên. Phần tây nam thủ đô Tokyo dọc theo bờ vịnh Suruga (tỉnh Shizuoka), được gọi là đốt Tokai (Tokai segment). Vì thế trận đại động đất mà toàn nước Nhật dang chờ đợi sẽ xảy ra trong thế kỷ thử 21 có tên động đất Tokai.

  27. tthong Says:

    Xin bác Đăng cho cháu được copy bài viết về trang facebook cá nhân để bạn bè, người thân cháu được hiểu đúng vấn đề! XIn cảm ơn Bác!

  28. cuonghn9 Says:

    Anh AYHA noi chán quá! Anh đang làm chuyên ngành điện hạt nhân mà mấy hôm rồi không lên tiếng để cho mọi người mở rộng kiến thức, đỡ lo lắng, mà lại đi chỉ trích nguời khác. Thế anh làm trong ngành điện hạt nhân là để lên chức à mà kiến thức anh không đem ra phổ biến cho mọi người?

    Nếu anh làm chuyên ngành thì hãy cho bọn em xin đường link vào trang blog, hoac web của anh để còn học hỏi.

    • ayha Says:

      – Thứ nhất, tại hạ im lặng vì 2.5 lẽ: lẽ thứ nhất, tại hạ không muốn nói dối; lẽ thứ 2, muốn nói một cách chính xác nhất có thể nhưng không thể tìm được câu chữ; lẽ thứ 2.5 tại hạ không có blog 🙂

      – Ngay từ khi nghe tin tức về những vũ nổ làm hỏng nhà lò, tất cả những nhà chuyên môn đã nhận thấy tình hình phức tạp của vấn đề, tuy nhiên, các nhà chuyên môn không được phép nói những lo ngại của mình, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến công tác sơ tán dân chúng và vấn đề tinh thần, khi lo lắng, hiếm khi người ta bình tĩnh xử lý được… và vì thế, IAEA và nhật bản đã nói hạn chế nhất mức có thể, họ không nói dối, tôi rất thích điều đó, nhưng họ chưa nói đủ.

      Trong tương lai, nước Nhật nhỏ bé sẽ mất 1 phần đất đai, rất chia sẻ với họ. Từ năm 1986 đến nay, Chernobyl là 1 vùng đất hoang vì có vô số những đồng vị phóng xạ có chu kì bán hủy (thời gian để 1 nửa số hạt nhân hiện có phân rã phóng xạ) rất lớn.

      Kiến thức mang ra phổ biến cho mọi người, là cái kiểu kiến thức không phải để lên chức à? Tại hạ chưa từng tư duy theo cái kiểu này, sẽ nghiền ngẫm thêm vào trao đổi với các hạ.

      Thân!

      • Thanh Says:

        Gửi chú,

        Gọi là chú vì chú xưng anh em với chú Đăng nên chắc tuổi cũng cao hơn cháu.

        Cháu không thuộc chuyên ngành điện hạt nhân, cũng không liên quan gì đến vật lí. Nhưng cháu thiết nghĩ nếu chú đã có khả năng chê bài viết của chú Đăng, thì sao chú không đính chính để mọi người được hiểu chính xác hơn? Nếu chỉ buông 1 câu chê bai đơn thuần, thì kể cả người thất học như cháu đây cũng làm được vậy! Thậm chí có nhiều “khoa học gia” trong nước còn bình luận dữ dội hơn nhiều.

        Thông tin do người nào nói không quan trọng bằng độ chính xác của nó. Trong khi rất nhiều khoa học gia đang cười khinh khỉnh khi thấy người khác bàn loạn xạ, thì cháu vẫn cảm ơn chú Đăng vì ít ra cũng đưa ra được một vài cơ sở duy lí để mà tin.

        Thiết nghĩ nếu chú vẫn cảm thấy cần im lặng, thì không nên lên tiếng ở đây làm gì cho mệt. Còn nếu đã muốn lên tiếng, thì cần có sự đóng góp tích cực hơn.

        Kính.

  29. ayha Says:

    Search trên Google mãi mà chỉ nghe thấy bảo rằng Tiến Sĩ là Tiến Sĩ Vật lý và thích hội họa. Tôi đang công tác trong lĩnh vực Vật lý hạt nhân, mà sát với những điều Tiến Sĩ Trình bày là tìm hiểu về Lò phản ứng Hạt nhân sử dụng để phát điện.
    Không biết có phải do tiến sĩ viết để dân tình họ dễ hiểu không, mà dùng những cụm từ rất đỗi bình dân như:
    – Việc thu dọn chiến trường này kéo dài vài năm
    – thoát ra khỏi bó thanh nhiên liệu, húc vào các phân tử nước, hay khí quyển trong nước
    – toà nhà này có tác dụng chủ yếu là che chắn mưa nắng cho lò phản ứng
    – cesium 134 có thời gian sống 2 năm còn cesium 137 có thời gian sống tới 30 năm

    ngờ ngợ rằng tiến sĩ không công tác trong lĩnh vực Lò phản ứng hạt nhân, chỉ lý giải cho 1 điều, một hiện tượng dễ nhận biết nhất: Tòa nhà bê tông bao bọc lò phản ứng hạt nhân và các thiết bị liên quan, cái tòa nhà lớn mà ai cũng nhìn thấy đó, nếu chỉ để che mưa che nắng, thì việc quái gì người ta phải tốn cả tấn bê tông, làm dày đến cả nửa mét. Xin thưa rằng đó là cái thành trì cuối cùng để ngăn chặn không cho phóng xạ vào đi vào môi trường, gây ảnh hưởng cho dân cư sống xung quanh khi xảy ra sự cố. Khi tòa nhà đó bị hư hại, nghĩa là sự cố đã ở mức độ nghiêm trọng lắm lắm rồi.
    Hỏi một học sinh lớp 12 rằng Đồng vị phóng xạ A hay đồng vị B sống được bao nhiêu năm, nếu nó học bài, câu trả lời sẽ là 1 cái cười tủm tỉm; còn một số người comment cảm ơn Tiến sĩ, chắc là đã học qua lớp 12… lâu quá rồi.
    Bài Viết của Tiến sĩ có thể làm người đọc hiểu sai vấn đề, chúng ta cũng đi ngược lại vấn đề nhé: người ta lo sợ chất phóng xạ bị phát tán, chất phóng xạ bị phát phán khi các lớp che chắn (nhà lò, thùng lò) bị phá hủy, các lớp che chắn bị phá hủy khi có các vụ nổ, các vụ thể xảy ra khi có năng lượng, năng lượng chỉ được tạo ra trong vùng hoạt lò phản ứng, năng lượng tạo ra ở đây có 2 loại, năng lượng phân hạch <— được tạo ra trực tiếp từ phản ứng phân hạch, năng lượng bức xạ <— do các đồng vị phóng xạ, các đồng vị này được tạo ra khi có phản ứng phân hạch, nghĩa là, năng lượng được tạo ra đều do phản ứng phân hạch (khác nhau là trực tiếp và gián tiếp mà thôi), để có năng lượng đủ lớn để gây ra vụ nổ thì số lượng phản ứng phân hạch phải nhiều, nghĩa là phải có phản ứng phân hạch dây chuyền <— vâng, điều mà người ta lo ngại, là phản ứng dây chuyền lại tiếp diễn trong cái đống đổ nát hiện thời. Một lò phản ứng hạt nhân có thể trở lại trạng thái tới hạn (trạng thái mà phản ứng dây chuyền được duy trì) khi đã bị dập <— đó là vấn đề hiện tại đó Tiến Sĩ ạ!

    • Dr Nikonian Says:

      Trích:
      Không biết có phải do tiến sĩ viết để dân tình họ dễ hiểu không, mà dùng những cụm từ rất đỗi bình dân như:
      – Việc thu dọn chiến trường này kéo dài vài năm
      – thoát ra khỏi bó thanh nhiên liệu, húc vào các phân tử nước, hay khí quyển trong nước
      – toà nhà này có tác dụng chủ yếu là che chắn mưa nắng cho lò phản ứng
      – cesium 134 có thời gian sống 2 năm còn cesium 137 có thời gian sống tới 30 năm…

      Hết trích.

      Xin lỗi bác ayha. Viết cho công chúng hiểu biết thêm về môt vấn đề khoa học thì phải chọn từ bình dân dễ hiểu. Việc này khó khăn hơn là những bài viết hay trình bày cho giới học thuật rất nhiều.

      Còn dùng những từ ngữ khoa học đao to búa lớn (jargon) để lòe công chúng hay mua danh, đó là chiêu thức quen thuộc của các ngụy tiến sĩ. Tôi tin là bác ayha không có tên trong số này.

      Xin cảm ơn TS Nguyễn Đình Đăng về bài viết rất hữu ích này. Nó đã giúp tôi, một người ngoài ngành vât lý hiểu rõ hơn vấn đề. Xin TS bỏ ngoài tai những lời khích bác kiểu bác ayha để tiếp tục công việc hữu ích của mình. Tôi cũng sẽ cảm ơn bác ayha, người công tác trong lĩnh vực vật lý hạt nhân, nếu bác ấy chịu bỏ thời gian cập nhật kiến thức cho công chúng, thay vì đi khích bác người khác.

      • ayha Says:

        sr, có lẽ tại câu chữ của tại hạ có phần đường đột và viết lách có phần vội vàng, tại hạ xin nhận khuyết điểm và sửa chữa, thực thì, những điều mà tại hạ tâm niệm, ấy là, hãy cứ làm tốt việc của mình và đừng tỏ ra uyên bác khi mình không uyên bác, hãy chịu trách nhiệm những lời lẽ mà mình viết ra, nếu chỉ đơn thuần là Blog, là Forum, là nơi đưa ra ý kiến, thì hẳn sẽ chả sao. Nhưng khi bài viết được đăng trên Tuanvietnam,net thì tại hạ thấy thật phải nói vài ba câu. Nhưng tại hạ lại không biết viết thế nào, thành ra mọi người có vẻ không thích, mong được lượng thứ… đại xá, đại xá!

    • Dung Nguyen Says:

      Bác Ayha xem lại mình có xứng đáng là học trò của Ts NĐĐ chưa đã mà đã vội phán xét. Muốn được là học trò thì ít nhất phải có 1 bài báo khoa học như bác Đăng:
      http://scholar.google.com.au/scholar?hl=en&q=ND+Dang&as_sdt=0%2C5&as_ylo=&as_vis=0

      Nên thận trọng!

      • ayha Says:

        ok, tại hạ chưa bao giờ có ý bái sư tìm thầy, nhưng một cách thẳng thắn, tự thấy mình chẳng đủ tư cách là học trò của TS NĐĐ, vì mình không biết vẽ, không biết viết bài báo khoa học, không có blog, và càng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ là một tiến sĩ vật lý.
        Sẽ thận trọng, đa tạ các hạ chỉ bảo. Thân!

    • Nguyễn Hữu Viện Says:

      @ gởi bác Aka (ayha = AKA !!)


      Hịch Khoa học Công nghệ
      =================

      Tác giả: “Khoa học Đại vương” Trần Công Nghệ

      Ta cùng các ngươi

      Sinh ra phải thời bao cấp

      Lớn lên gặp buổi thị trường

      Trông thấy:

      Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng

      Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước

      Nhật đưa rô-bốt na-ô vào thám hiểm lòng người

      Anh, Pháp công nghệ gien chế ra cừu nhân tạo

      Thật khác nào:

      Đem cổ tích biến thành hiện thực

      Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!

      Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa

      Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng-la-đét ( Bangladesh )

      Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.

      Các ngươi ở cùng ta,

      Học vị đã cao, học hàm không thấp

      Ăn thì chọn cá nước, chim trời

      Mặc thì lựa May 10, Việt Tiến

      Chức nhỏ thì ta… quy hoạch

      Lương ít thì có lộc nhiều

      Đường bộ thì Ma-tít, Cam-ry

      Đường không leo E-lai, Xi-fic (Vietnam Airlines, Pacific).

      Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận

      Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dzô dzô”

      Lại còn đãi sỹ chiêu hiền

      Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít

      Lại còn chính sách khuyến khoa

      Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng

      Thật là so với:

      Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,

      Buổi hiện đại bên Nga, Pu-tin dùng Mét-vê-đép,

      Ta nào có kém gì?

      Thế mà, nay các ngươi:

      Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo

      Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn

      Giáo sư ư? Biết “Thần Đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng

      Tiến sỹ a? Nghe “Hai Lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?

      Có người lấy nhậu nhẹt làm vui

      Có kẻ lấy bạc cờ làm thích

      Ham mát-xa giống nghiện “u ét đê” (USD)

      Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm

      Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung

      Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu

      Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi

      Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật

      Bệnh háo danh lây tựa vi-rút com-pu-tơ

      Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1

      Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy

      Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi

      Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na-niếc na- nô?

      Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên

      Cho nên

      “Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua

      “Công nghệ tốt” mà không người áp dụng

      Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt

      Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang

      Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?

      Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?

      Hiện đại hóa ư? Vẫn bám đít con trâu

      Công nghiệp hóa ư? Toàn bán thô khoáng sản

      Biển bạc ở đâu, để Vi-na-shin nổi nổi chìm chìm

      Rừng vàng ở đâu, khi bô-xít đen đen đỏ đỏ

      Thật là:

      “Dân gần trăm triệu ai người lớn

      Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”! (*)

      Nay nước ta:

      Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu

      Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh

      Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định

      Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang

      Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!

      Chỉ e:

      Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn

      Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu

      Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài

      Tài cờ bạc không địch nổi hắc-cơ quốc tế

      Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư

      Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ

      Hỡi ôi,

      Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo

      Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu

      Nay ta bảo thật các ngươi:

      Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy

      Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ

      Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia

      Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại

      Mà lo học tập chuyên môn

      Mà lo luyện rèn nhân cách

      Xê-mi-na khách đến như mưa

      Vào thư viện người đông như hội

      Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to

      Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ

      Được thế thì:

      Kiếm giải thưởng “Phiu” cũng chẳng khó gì

      Đoạt Nô-ben không là chuyện lạ

      Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lếch-xớt, xuống Rôn-roi

      Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi-la, ra Rì-sọt

      Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu

      Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng

      Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí

      Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm

      Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một

      Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền

      Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng

      Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng

      Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?

      Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược

      Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh

      Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử

      Vì:

      Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung

      Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục

      Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.

      Nếu vậy rồi đây khi nước Việt hóa hổ, hóa rồng, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?

      Cho nên mới thảo Hịch này

      Xa gần nghiên cứu

      Trên dưới đều theo!

      ————

      (*) Hai câu thơ của cụ Tản Đà

  30. Says:

    Xin phép tác giả cho Mô đăng lại bài viết này trên blog của Mô!

  31. DungNguyen Says:

    Cám ơn chú về bài viết. Tận đáy lòng cháu luôn mong mỏi tình hình sẽ cải thiện, khả quan hơn để phần nào xoa dịu bớt những nỗi đau mà nước Nhật đã và đang trải qua. Mong chú và gia đình bình an, cháu luôn ngưỡng mộ chú .

  32. Hữu Nguyên Says:

    Cảm ơn bài viết của anh. Xin anh vui lòng cho tôi mang bài này về blog cá nhân để làm tư liệu và chia sẻ với bạn bè. Cảm ơn anh.
    Hữu Nguyên

  33. tranthanhson Says:

    cảm ơn tác giả của bài viết. những thông tin tác giả cung cấp, thật sự là học thuật mặc dù vậy nhưng đọc cũng rất dễ hiểu.
    chúc sức khoẻ tác giả

  34. Viet Tran Says:

    Tôi không phải là người trong ngành. Tôi quan tâm đến vấn đề hạt nhân chỉ mới rất gần đây thông qua báo chí và internet. Nhưng theo tôi hiểu thì phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch là hai khái niệm hoàn toàn tách biệt nhau.

    Các nhà máy điện hạt nhân hiện giờ trên thế giới đều chỉ dừng lại ở mức phản ứng phân hạch, vì với khoa học kĩ thuật hiện giờ vẫn chưa kiểm soát được phản ứng nhiệt hạch. Vì vậy nên cả thế giới đang dồn sức vào nghiên cứu mảng đề tài này.

    Trong bài viết của tác giả, có rất nhiều đoạn lẫn lộn giữa phản ứng nhiệt hạch (fusion) và phản ứng phân hạch (fission – phản ứng trong các nhà máy điện hạt nhân hiện giờ). Mong tác giả giải thích về sự lẫn lộn này?

    Và nếu như tôi là người hiểu sai vấn đề, xin xin lỗi tác giả và mong tác giả giải thích để tôi có thể hiểu rõ hơn.

    Xin cám ơn tác giả.

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      Rất cảm ơn anh. Tôi đã sửa lại lỗi typo này.

      “Nhiệt hạch” hay “nhiệt hạt nhân” là dịch Hán-Việt của “thermonuclear reaction”, còn “phân hạch” là “nuclear fission”.

      Phản ứng hạt nhân trong lò phản ứng NMĐNT hiện nay là “nuclear fission” tức “phân hạch”.

      Còn phản ứng nhiệt hạch (thermonuclear reaction) xảy ra khi hai hay nhiều hạt nhân dính vào nhau (nuclear fusion) tại nhiệt độ cao, tạo thành một hạt nhân nặng hơn (vì thế còn gọi là nuclear fusion), có khả năng nhả năng lượng rất lớn.

      Đó không phải là typo duy nhất. Tôi cũng phát hiện thêm một số typos nữa, ví dụ

      – Hút 15 bao thuốc lá mỗi ngày: 13 mSv/năm, hay 1.48 μSv/giờ

      phải được viết là

      – Hút 1.5 bao thuốc lá mỗi ngày: 13 mSv/năm, hay 1.48 μSv/giờ

      thì mới đúng.

  35. Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai – L’explitication de la fonctionnement des réacteurs nucléaires (Japon) « Penny_Tú Anh Says:

    […] Wako city, 17/3/2011 Nguồn : Nguyen Dinh Dang’s Wordpres […]

  36. du học sinh Says:

    Và xin TS Đăng giải thích thêm dùm là nếu ngày 20 tới đây, hệ thống điện và bơm không hoạt động được, thì điều gì sẽ xảy ra? tác hại phóng xạ ra sao? nó lan bao xa? nếu MOX xảy ra phản ứng dây chuyền và trực tiếp phát tán và không khí? nhiều du học sinh ở Tokyo đã bám trụ đến nay cũng đang bình tình đợi chờ nhưng bắt đầu bấn loạn

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      Dưới đây là 2 đường links từ website Dosimetry by Geiger counter
      cho cho kết quả độ phóng xạ đo được tại Tokyo:

      http://mu.jklmnop.net/japan/

      http://mu.jklmnop.net/japan/archive.html

      Đường link thứ nhất là kết quả đo trong ngày hôm nay.

      Đường link thứ hai là các kết quả lưu trữ từ những ngày trước tới ngày hôm nay.

      Trục tung là CPM = Geiger counts per minute.

      100 CPM là khoảng 1 μSv/giờ.

      Để so sánh:

      – Độ phóng xạ nền: 0.04 μSv/giờ hay khoảng 4 CPM

      – Độ phóng xạ tại Tokyo ngày 4 và 5 /12/2010 là khoảng 16 CPM hay 0.16 μSv/giờ

      (Xem http://park30.wakwak.com/~weather/geiger_index.html )

      Độ phóng xạ tối đa mà con người có thể chịu được mà không bị nguy hại tới sức khoẻ là 5.7 μSv/giờ hay khoảng 570 CPM.

  37. du học sinh Says:

    Vậy theo TS Đăng thì không cần phải di tản khỏi Tokyo, vì hiện tại vẫn an toàn, nhưng làm sao biết khi nào phản ứng dây chuyền sẽ nổ ra tạo đám bụi phóng xạ lớn mà tránh hay chạy sao kịp???
    Xin TS giải đáp dùm thắc mắc này, mọi người đang rất bất an và hoảng loạn

  38. Hồng Chương Says:

    Hi Đăng,
    Tôi là Cường (PKC), hồi 106 đây.
    Rất lâu rồi không gặp nhau, nhưng vẫn nghe tin tức của Đăng qua bạn bè và đọc những bài viết (về nước Nhật), xem những bức tranh của Đăng. Chỉ tiếc là hội họa thì tôi mù.
    Đợt này mới vào đọc blog của Đăng và được đọc 2 email (cho Đăng) của anh HMThành (chị Châu forward) và của anh Hoàng Long (Kiên forwd). Tôi rất thích 2 bức thư nhiều cảm xúc ấy. Xin chia sẻ và cảm ơn Đ.

  39. Fukushima Says:

    Bác cho cháu lấy một phần bài viết để gửi đến báo in của Cộng Đồng Công Giáo VN tại Nhật, nhằm phổ biến thông tin cần thiết cho Cộng Đồng.

    Liều lượng phóng xạ
    ….
    Hai ngày sau, 16 và 17/3 độ phóng xạ tại Wako city ổn định ở mức 0.13 – 0.14 μSv/giờ.
    Wako city, 17/3/2011

  40. Nguyễn Hữu Viện Says:

    Thân chúc hai anh Hà Minh Thành và Nguyễn Đình Đăng cùng toàn 2 gia đình BÌNH YÊN …

    Xem video phim tài liệu Chiến trận tại Tchernobyl tại :
    http://www.chernobyl-day.org/article/la-bataille-de-tchernobyl

    Từ Anh hùng Xô Viết Chernobyl đến Chiến sĩ Thần phong cảm tử Fukushima
    =================================

    Giờ hành động cấp bách nơi rồi :
    Gan dạ dũng cảm hiến Đời tôi !
    Trực thăng lao xuống lò dập tắt
    Phóng xạ giết người quyết tử thôi
    Chiến dịch cuối cùng mong cứu rỗi
    Nhiễm xạ nguy hiểm hàng triệu đời
    Chiến sĩ Thần phong Anh hùng (1) cảm tử
    Tâm lò phản ứng dây chuyền im hơi .. ..

    Tỷ Lương Dân

    1. Liquidateur – ликвидаторы – likvidatory – kamikaze Fukushima
    Anh hùng Xô Viết Chernobyl hơn nửa trong số họ đã chết vì bịnh ung thư. Hiện có khỏang 200 kamikaze tại hiện trường Fukushima

  41. P.D. Hieu Says:

    Cảm ơn tác giả về bài viết rất hay.

    Tôi có một câu hỏi nhỏ nhằm nắm bắt vấn đề được tốt hơn: trong trường hợp không làm nguội được lò, liệu nhiệt độ có thể nóng lên rất cao tới mức làm chảy tan các thanh điểu khiển và làm giảm mất tác dụng hấp thụ neutrons? và nếu có thì liệu khi đó có thể dẫn tới các neutrons tự do có thể lại bắn phá được các hạt nhân uranium 235 trong các thanh nhiên liệu, và phản ứng dây chuyền có thể tái xảy ra?

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      Lo ngại của anh có cơ sở. Nước có tác dụng hai mặt: vừa hấp thụ lại vưà làm chậm neutrons. Neutrons chậm dễ bị uranium hấp thụ, gây ra phản ứng phân hạch.

      Trong lõi lò, các bó thanh nhiên liệu được xếp rất gần nhau, vì vậy sác xuất các neutrons chậm bị uranium hấp thụ lớn hơn nhiều so với sác xuất các neutrons chậm này bị nước hấp thụ, điều kiện tới hạn dễ dàng đạt được, dẫn đến phản ứng dây chuyền.

      Còn trong bể chứa, các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng được đặt cách xa nhau. Cho nên, trước khi lao được vào thanh nhiên liệu bên cạnh thì neutrons đã bị nước hấp thụ rồi, nên phản ứng dây chuyền sẽ không xảy ra.

      Tuy nhiên nếu các thanh nhiên liệu bị tan chảy, thì các viên nhiên liệu chảy xuống đáy bể thành kết thành đống. Nếu bây giờ tưới nước vào thì neutrons chậm sẽ dễ gây phản ứng dây chuyền hơn là bị nước hấp thụ. Chính vì vậy mà người ta phải pha boric acid vào nước để tăng khả năng hấp thụ neutrons, khiến neutrons bị hấp thụ bởi nước nhanh hơn là bởi các thanh nhiên liệu nóng chảy, ngăn chặn phản ứng dây chuyền xảy ra.

      Nếu phản ứng dây chuyền xảy ra thì, tuy không có vụ nổ, nhưng lượng phóng xạ sinh ra và thoát vào môi trường sẽ rất lớn – một điều hết sức nguy hiểm.

      Xem hình boric acid được vận chuyển tới Fukushima bằng máy bay của Không lực Hoa Kỳ.

      • Nguyễn Hữu Viện Says:

        Anh Nguyễn Đình Đăng,

        Tuy nhiên nếu các thanh nhiên liệu bị tan chảy, thì các viên nhiên liệu chảy xuống đáy bể thành kết thành đống. Nếu bây giờ tưới nước vào thì neutrons chậm sẽ dễ gây phản ứng dây chuyền hơn là bị nước hấp thụ. Chính vì vậy mà người ta phải pha boric acid vào nước để tăng khả năng hấp thụ neutrons, khiến neutrons bị hấp thụ bởi nước nhanh hơn là bởi các thanh nhiên liệu nóng chảy, ngăn chặn phản ứng dây chuyền xảy ra. Nếu phản ứng dây chuyền xảy ra thì, tuy không có vụ nổ, nhưng lượng phóng xạ sinh ra và thoát vào môi trường sẽ rất lớn – một điều hết sức nguy hiểm.”

        Chính vậy mà cách đây 2 hôm, Pháp vừa gởi gần 100 tấn boric acid đến Fukushima. Hoa Kỳ cũng đóng vai trò tích cực tại Fukushima.

  42. cuonghn9 Says:

    cam ơn anh ĐĂNG đã giải thích một cách có hệ thống về sự cố hạt nhân của NHẬT ,từ hôm 13/3 đến giờ ngày nào em cũng theo dõi các báo VIỆT NAM và các báo nước ngoài như ABC, CNN,RFI qua phần mềm DỊCH của GOOGLE mà chưa hiểu được cặn kẽ về sự cố của nhà máy điện hạt nhân của NHẬT rồi cách giải thích của những người làm trong nghành hạt nhân của nước mình em thấy kiến thức chẳng hơn gì những người ngoại đạo như em.bây giờ thì em yên tâm rồi. một lần nữa cám ơn anh ĐĂNG.
    nhìn vào sự tổ chức khắc phục sự cố và trình độ của người NHẬT mà buồn cho nước mình quá.

  43. Thuy Says:

    Cám ơn tác giả bài viết, xin phép gọi là anh. Giải thích tường tận trên cơ sở khoa học. Mấy hôm nay xem TV ở VN mình cảm thấy bực vì cách đưa tin, từ ngữ sử dụng trong bản tin.

  44. Tin 18-3-2011 « BA SÀM Says:

    […] sao ban đầu Nhật từ chối đề xuất giúp đỡ hạt nhân của Mỹ? (DVT). – Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai (Nguyễn Đình Đăng). – Kéo cáp điện tới nhà máy Fukushima, —  (BBC). – Nối […]

  45. Sông Hồng Says:

    Kính gởi TS Nguyễn Đình Đăng, thật cám ơn bài viết có tính trung thực và dễ hiểu của bác về các tình hình lẫn quá trình xảy ra ở NHDNT Fukushima. Cháu chỉ xin có một thắc mắc, đó là chất potassium iodide theo 1 số nguồn tin khoa học, cho rằng, chất này không có tác dụng ngăn được phóng xạ? Ngoài ra, viec sử dụng không có hướng dẫn và trong tình trạng đồn thổi ồ ạt kéo nhau sử dụng ở nhiều nơi vậy có an toàn cho sức khỏe không ạ? Mong được bác giúp đỡ giải thích thêm về tác động của potassium idodide với 2 chất Iod 131 và Cs 137,134 , cháu xin chân thành cám ơn bác!

    • Nguyễn Đình Đăng Says:

      Potassium iodide (KI) là muối của iodine bền vững I-127 (không phóng xạ). Cơ thể cần I-127 để tạo nên hormones tuyến giáp (thyroid hormones).

      Sự cố tại lò phản ứng hạt nhân làm iodine phóng xạ I-131 thoát ra ngoài không khí, thâm nhập cơ thể người qua đường hô hấp (thở hít), tiêu hoá (ăn, uống). Khi đó tuyến giáp hấp thụ I-131, và sẽ bị tổn thương, có thể bị ung thư. I-131 có thời gian bán hủy (half-life) tương đối ngắn (khoảng 8 ngày). Vì thế không còn nhiều I-131 trong các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng và đã được làm lạnh (cooled spent fuel).

      Tuyến giáp hấp thụ, không phân biệt, cả I-127 và I-131. Potassium iodide (KI) có tác dụng cản không cho I-131 không thâm nhập vào tuyến giáp theo cơ chế đơn giản như sau. Khi uống một liều lượng potassium iodide (KI) đủ lớn, I-127 trong KI được tuyến giáp hấp thụ. Vì I-127 là nguyên tố bền vững, tuyến giáp trở nên “no” iodine, không thể hấp thụ iodine được nữa trong vòng 24 giờ, bất kể đó là iodine bền vững hay iodine phóng xạ.

      Thực ra muối ăn chứa iodine (iodized table salt) của chúng ta cũng có chứa một lượng iodine đủ cho sức khoẻ chúng ta trong điều kiện bình thường, nhưng không đủ nhiều iodine đế cản iodine phóng xạ.

      Potassium iodide (KI) chỉ cản không cho I-131 xâm nhập tuyến giáp (thyroid gland), chứ không bảo vệ được các bộ phận khác và cũng không chống được tác hại của các nguyên tố phóng xạ khác.

      Chú ý:
      1 – Chỉ được uống potassium iodine (KI) theo chỉ dẫn của bác sĩ và KI chỉ có tác dụng trong trường hợp bị nhiễm phóng xạ độ cao. Uống KI khi không cần thiết có thể gây hại cho sức khoẻ.

      2 – Chỉ những người dưới 40 tuổi mới có nhiều nguy cơ bị ung thư tuyến giáp vì nhiễm iodine 131, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Nguy cơ này ở những người trên 40 tuổi là rất nhỏ.

      (Xem chi tiết tại http://www.nirs.go.jp/data/pdf/iodine.pdf)

  46. Cao Kim Ánh Says:

    Cám ơn anh Đăng. Những giải thích của anh cực kỳ cần thiết, và tôi tin phần lớn độc giả VN nhận thức được và hiểu được. Xin anh gửi bài này cho VietnamNet hoặc VnExpress, hoặc cho một trong số các tờ báo có nhiều người đọc tại VN như Lao Động, Tiền Phong, SG tiếp thị, Tuổi trẻ, Thanh niên, v.v.

Phản hồi của bạn: